Có một phép tính rất đơn giản và câu trả lời được tính rất nhanh, nhưng khi bạn hỏi về bản chất thì bạn mới thấy rằng mình đã sai.
Từ khi còn học tiểu học, ai cũng cần nắm vững các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia và biết đắt hay rẻ, ít nhất là khi mua hàng nhưng đó là những gì bạn nghĩ. Tuy nhiên, theo bản chất toán học của nó, chưa chắc đã nắm được nó. Ví dụ, hãy thử với những phép tính sau đây và trả lời nhanh chóng.
6 : 2 x (1+2) = ?
Đáp án của bài toán này là 9. Nếu bạn tính ra 1, đó là do bạn đã bị nhầm một chút về mặt bản chất, hoặc cũng có thể là vì tư duy tính toán theo phong cách “ăn bớt” của người trưởng thành.
Quy tắc toán học luôn như sau: Tính từ trái qua phải, nhân chia trước, cộng trừ sau, và ưu tiên các phép tính trong ngoặc. Nhưng vì cách viết 2(1+2), nhiều người đã cho rằng phải tính luôn cả cụm này trước, và kết quả là họ tính nhầm.
Trên thực tế, phép tính này sẽ phải viết đủ ra thành: 6:2x(1+2). Ưu tiên trong ngoặc, ta sẽ có: 6:2x(3). Và nếu viết theo đúng quy trình từng bước chúng ta được học hồi cấp 1 thì sẽ là:
6:2x(1+2) = 6:2x(3) = 6:2×3
Đến đây, phép toán chỉ bao gồm toàn phép nhân và phép chia, nên áp dụng đúng quy tắc tính từ trái qua phải, ta sẽ được kết quả là 9.
Hoặc nếu viết theo dạng phân số thì bạn sẽ thấy rõ ràng hơn: 6:2x(1+2) = (6/2)x(1+2)
Vì vậy, ở trường tiểu học, khi giải toán thường phải viết lời giải rõ ràng từng bước. Và đây không phải là ví dụ duy nhất về việc chúng ta thường bỏ qua bản chất của toán học. Hãy thử những vấn đề đã từng gây bão trên các trang mạng nước ngoài sau đây.