Tiêu chuẩn đánh giá lớp học thông minh
1. Lớp học thông minh là gì?
Lớp học thông minh hay phòng học thông minh là nơi được trang bị nhiều thiết bị công nghệ hữu hình, giúp tối ưu hóa việc giảng dạy và học tập, có thể chia thành các mức độ như:
- Mức độ phổ thông: Lớp học thông minh sẽ cung cấp hình ảnh, video sống động, kết hợp với âm thanh giúp tác động đến nhiều giác quan, nhờ đó thu hút sự chú ý và nâng cao khả năng ghi nhớ của người học.
Ví dụ: Với môn địa lý, người dạy có thể xây dựng một trò chơi ghép hình, người học sẽ ghép đặc điểm địa lý với vị trí của vùng đó trên bản đồ, giúp tổ chức một lớp học sinh động, có thể vừa học vừa chơi.
- Mức độ cao cấp: Lớp học thông minh sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) để tiến hành thí nghiệm mô phỏng cho 1 cuộc phẫu thuật y tế hoặc nghiên cứu sâu vào lòng đất, đại dương,…
2. Đặc điểm các mô hình lớp học thông minh hiện nay
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:
a. Cho phép người học có thể tham gia trực tiếp hoặc trực tuyến
Các mô hình lớp học thông minh sẽ được tích hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến. Khi đó, nếu người học gặp phải khó khăn để đến lớp thì có thể học ngay tại nhà, không bị gián đoạn quá trình học tập.
Ngoài ra, các phần mềm hỗ trợ sẽ tiến hành chia nhóm thảo luận, giao câu hỏi, bài tập,… cho cả người học trực tiếp và trực tuyến, khiến người học từ xa cảm thấy như mình thực sự học tập tại lớp.
b. Sử dụng bảng trắng kỹ thuật số để giảng dạy
Sử dụng bảng trắng kỹ thuật số trong phòng học thông minh giúp thay thế chức năng viết, vẽ của bảng đen thông thường. Thêm vào đó có thể chèn video, hình ảnh, văn bản thoải mái, đồng thời có thể xây dựng các khối hình đa diện, hình đa giác, thậm chí một số phần mềm hỗ trợ còn cho phép xây dựng khối hình 3D.
Nhờ đó sẽ giúp người học có thể hình dung trực quan hơn về nội dung bài, đồng thời dễ dàng thiết kế các hoạt động tương tác với video, hình ảnh sống động, giúp nâng cao khả năng tiếp thu bài.
Ví dụ: Với phần mềm bảng trắng kỹ thuật số myViewBoard, người dạy có thể chèn video, hình ảnh, GIF,… vào bài giảng ngay cả khi đang giảng dạy. Nhờ đó có thể phối hợp linh hoạt để diễn giải nội dung bài học với người học, cung cấp thêm nhiều hình ảnh, nghiên cứu, thí nghiệm trực quan.
c. Sáng tạo bài giảng với nhiều phần mềm
Mô hình lớp học thông minh Màn hình tương tác thông minh có thể được cài đặt nhiều phần mềm, khi đó người dạy có thể dùng trực tiếp để sáng tạo bài giảng mà không cần thông qua kết nối máy tính như trước kia.
d. Có thể ghi hình lại bài giảng
Người học có thể học không giới hạn thời gian với những bài giảng được ghi hình lại, nhờ đó có thể nắm rõ hơn những kiến thức còn mơ hồ, đồng thời ôn lại những kiến thức đã quên.
3. Lợi ích của lớp học thông minh
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về những lợi ích của lớp học thông minh:
Tăng khả năng tương tác giữa người học và người dạy trong phòng học thông minh
Nhiều lớp học truyền thống vẫn còn giữ hình thức truyền tải một chiều, nghĩa là người dạy sẽ giảng và đặt câu hỏi, người học chỉ ngồi nghe, ghi chép và trả lời. Điều này vô tình khiến người học bị thụ động, ít tham gia xây dựng bài.
Với hiệu quả sử dụng phòng học thông minh, người dạy có thể ứng dụng các phần mềm quản lý để chia người học thành từng nhóm nhỏ, sau đó giao bài tập trực tuyến để nhóm cùng thảo luận. Ngoài ra, lớp học có màn hình tương tác thông minh với độ sắc nét cao sẽ giúp bài giảng thêm sinh động, qua đó thu hút sự chú ý của người học, giúp người học tập trung và cùng tham gia xây dựng bài.
Lợi ích của phòng học thông minh là vô cùng lớn trong giao dục, không chỉ giúp người học tiếp thu tốt hơn, người dạy cùng
Tạo cảm giác hứng thú cho người học với bài giảng trong lớp học thông minh
Hiệu quả sử dụng phòng học thông minh sẽ được trang bị đầy đủ màn hình tương tác thông minh, hệ thống âm thanh, máy tính,… Nhờ đó có thể trình chiếu các video, GIF hay khối hình 3D qua hình ảnh nhiều màu sắc và âm thanh sống động, giúp người học hình dung trực quan về nội dung bài học và kích thích hứng thú học tập, từ đó ghi nhớ tốt hơn.
Hiệu quả sử dụng lớp học thông minh – Cải thiện sự tập trung cho người học
Hiệu quả sử dụng phòng học thông minh giúp bài học được thiết kế sinh động kèm hiệu ứng âm thanh sẽ thu hút sự chú ý, khiến người học chủ động tham gia buổi học. Qua đó, người học sẽ tập trung vào bài giảng vì sự tò mò và hứng thú mà không phải chỉ ngồi chép lại những nội dung được giảng dạy một cách thụ động, buồn chán.
Lợi ích của phòng học thông minh được ứng dụng trong giáo dục, nó làm tăng sự tâp trung của học sinh, làm bài giảng trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu
Hỗ trợ người dạy sáng tạo ra nhiều buổi học lý thú
Hiện nay có một số phần mềm hỗ trợ người dạy soạn bài giảng nhanh chóng và có thể chèn thêm video, hình ảnh, GIF,… để bài học thêm sống động hơn. Sau khi chuẩn bị xong, người dạy sẽ trình chiếu qua các thiết bị thông minh trong lớp, trong đó bao gồm màn hình tương tác thông minh, máy chiếu tương tác,…
Qua đó, công nghệ trong giáo dục giúp người dạy có thể tương tác trực tiếp lên bài giảng bằng các thao tác đơn giản tương tự như với bảng đen thông thường, nhưng nội dung lại sinh động và đặc sắc hơn rất nhiều.
Ngoài ra, lợi ích phòng học thông minh có sẵn những thiết bị hỗ trợ cảm ứng đa điểm cho phép nhiều người học cùng lúc viết, vẽ, chèn hình ảnh,… giúp người học được tham gia vào bài giảng và gia tăng hứng thú học tập.
Buổi học có thể được quay lại để làm tư liệu học tập
Với lớp học bình thường thì khá khó để quay lại video hoặc lưu lại bài giảng đã qua nhưng với lợi ích của phòng học thông minh thì có thể lưu lại các buổi học đã học và có thể xem lại khi cần thiết.
Với lớp học trực tuyến, công nghệ cho phép ghi hình lại buổi học để người học vắng có thể học qua bản ghi, không phải chỉ học lại thông qua vở ghi của bạn như trước đây. Những người học tiếp thu chậm có thể xem lại bài giảng nhiều lần để nghiền ngẫm thêm về nội dung học.
Ngoài ra, người dạy có thể xem lại và cải thiện cách truyền đạt của mình sao cho dễ tiếp cận đến người học nhất.
Hiệu quả sử dụng lớp học thông minh – Tạo điều kiện học tập cho người học khuyết tật
Công nghệ trong lớp học tạo điều kiện cho người học khuyết tật được học một cách thuận lợi hơn nhờ:
- Có thể học tại nhà mà không cần di chuyển đi học hàng ngày: Đối với nhiều người học khuyết tật, việc di chuyển đến lớp học sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu.
Vì vậy, với lợi ích của phòng học thông minh cho phép học tại nhà sẽ giúp nhóm người này có thể sắp xếp sinh hoạt đơn giản hơn mà vẫn học được kiến thức như nhiều người khác.
- Có thể sử dụng chức năng giọng nói để ghi chép kiến thức: Hiện nay có nhiều ứng dụng để chuyển giọng nói thành văn bản như Google Lens, Talk Free,… Điều này sẽ giúp những người học gặp khó khăn trong việc viết bài sẽ ghi chú được nội dung học tập tốt hơn.
Công nghệ trong giáo dục giúp tiết kiệm thời gian ghi chép bài vở trong lớp học thông minh
Người dạy có thể tạo các kho tài liệu thông qua những nền tảng hỗ trợ quản lý lớp học hoặc các ứng dụng lưu trữ như Google Drive, OneDrive,… Theo đó, người dạy đăng tải bài giảng, bản ghi buổi học, tài liệu đọc thêm,… rồi chia sẻ quyền truy cập cho người học. Người học sẽ chỉ cần ghi những lưu ý ngoài nội dung đã được soạn mà không cần phải ghi lại tất cả như trong lớp học truyền thống.
Hiệu quả sử dụng lớp học thông minh – Bảo vệ sức khỏe cho người dạy
Lớp học truyền thống thường dùng bảng đen và phần trắng, thành phần của phấn không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu hít phải bụi phấn lâu ngày sẽ tích tụ trong hệ hô hấp. Từ đó dễ dẫn đến các căn bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang,…
Vì vậy, lợi ích phòng học thông minh được phát triển để thay thế bảng đen bằng màn hình tương tác thông minh hay máy chiếu tương tác sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của người dạy.
4. Hoạt động trải nghiệm với phòng học thông minh
Với đội ngũ giáo viên của nhà trường giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ bên cạnh đó đội ngũ giáo viên còn giỏi về công nghệ thông tin.
Ngày 24 tháng 3 năm 2021 toàn thể giáo viên sinh hoạt chuyên môn và dự giờ hai tiết học hoạt động trải nghiệm lập trình Robocon “Ốc phát sáng” và “Tìm hiểu thế giới côn trùng”.
Cô giáo Trần Thị Quỳnh Hường thực hiện tiết dạy “Ốc phát sáng” trong tiết dạy cô giáo đã sử dụng công nghệ thông tin và khai thác triệt để thiết bị dạy học thông minh vào tiết dạy.
Phần khởi động: Tạo khí thế vui tươi cho học sinh trước khi vào bài học, học sinh được khám phá thế giới tự nhiên của ốc sên qua đó vận dụng trải nghiệm trong cuộc sống.
Cô giáo đang hướng dẫn cho các em học sinh cách lắp ráp mô hình
Học sinh đang lắp ráp mô hình
Cô giáo hướng dẫn học sinh cách lập trình
Học sinh giơ tay lên bảng lập trình “Ốc phát sáng”
Nhóm học sinh lắp ráp mô hình “Ốc sên trên đường đua “ nhanh nhất"
Sau tiết hoạt động trải nghiệm thúc đẩy các em khám phá và tìm hiểu khoa học, kỹ năng sử dụng máy tính, lập trình thông qua phần mềm lập trình đơn giản và trực quan. Và đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật thông qua phần mềm kỹ thuật đi kèm.
Xây dựng một môi trường học tập tích cực, thân thiện tư duy sáng tạo, năng động và trách nhiệm. Phát triển kỹ năng khoa học và kỹ thuật bao gồm: đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề, tìm hiểu, phân tích và giải quyết dữ liệu, lập luận dựa trên các thông tin đã biết; thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, tạo nền tảng rất tốt cho các em học tập.
Cô giáo Vũ Thị Kim Anh thực hiện tiết dạy “Tìm hiểu thế giới Côn Trùng”. Trong tiết dạy cô giáo đã sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị trong phòng học thông minh vào tiết dạy.
Thiết bị dạy học thông minh kích thích học sinh nghe giảng
Học sinh thích thú học khi sử dụng thiết bị dạy học thông minh
Thiết bị dạy học thông minh ứng dụng trong bài học
Giáo viên và học sinh xem kết quả bài học của học sinh trên thiết bị thông minh
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy và trò cũng được cải thiện đáng kể. Điều này không chỉ giúp các em ngày càng tự tin trong học tập mà còn giúp giáo viên hiểu thêm về năng lực, phẩm chất, khả năng học tập của học sinh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học. Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học và công nghệ cần thiết ngay từ khi học ở cấp tiểu học.
Qua hai tiết dạy, các cô giáo đã áp dụng bài học trong chương trình Stem Robotics được xây dựng theo những chủ đề dựa trên các vấn đề thực tiễn. Học sinh từ đó sử dụng robot và các công cụ lập trình để mô phỏng .Điều này cho phép học sinh được học các kiến thức tích hợp của 4 lĩnh vực Công nghệ- Kỹ thuật- Khoa học -Toán học hay còn gọi cuộc cách mạng 4.0.
5. Ưu và nhược điểm khi thực hiện phòng học thông minh
Phòng học thông minh hay lớp học thông minh là một xu hướng hiện đại, tuy nhiên bạn nên nhìn nhận khách quan xem mô hình này có phù hợp với cơ sở của bạn hay không. Bài viết sẽ nêu rõ ưu nhược điểm, bạn có thể tham khảo thêm dưới đây.
a. Ưu điểm của lớp học thông minh
- Tạo điều kiện tổ chức học tập từ xa: Lớp học thông minh giúp phá vỡ giới hạn về không gian, cho phép người học không cần đến lớp mà vẫn có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.
- Tối ưu hóa trải nghiệm học tập: Âm thanh sống động và hình ảnh sắc nét sẽ tác động mạnh đến các giác quan của người học, giúp quá trình học thú vị và trực quan, dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
- Hỗ trợ dạy học tương tác: Đặc trưng của dạy học tương tác là tăng sự trao đổi giữa người học và người dạy. Với giải pháp phòng học thông minh, không gian sống động sẽ tăng sự hứng thú của người học, theo đó chủ động trao đổi và tham gia xây dựng bài.
Mặt khác, người học cũng có thể sử dụng các thiết bị này để tự trình bày ý tưởng của mình, hoặc tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi. Nhờ đó giúp văn hóa lớp học thêm cởi mở, người học sẽ càng thêm chủ động, có thể học và cải thiện thêm các kỹ năng mềm của bản thân.
- Tạo nên môi trường mới lạ, hiện đại dành cho giáo viên và học sinh: Môi trường này sẽ tạo hứng thú để học và dạy, đồng thời kích thích tính chủ động, sáng tạo của mỗi người.
- Người học và người dạy bắt kịp xu thế phát triển trong kỷ nguyên số: Các thành viên trong lớp được tiếp xúc với những công nghệ mới, nhờ đó học được cách tận dụng các thành quả công nghệ để nâng cao hiệu suất học tập và làm việc.
b. Nhược điểm giải pháp lớp học thông minh
- Cần khoản vốn đầu tư lớn để mua trang thiết bị: Số vốn để đầu tư trang thiết bị cho phòng học thông minh sẽ lớn hơn nhiều so với lớp truyền thống, bù lại cho ra hiệu quả giảng dạy cao hơn, đồng thời một số thiết bị sẽ dùng được trong thời gian dài. Điển hình là màn hình tương tác có thể dùng được đến hơn 50.000 giờ.
- Đòi hỏi người dạy thành thạo công nghệ thông tin để có thể sử dụng các phần mềm và thiết bị: Giải pháp phòng học thông minh đòi hỏi người dạy theo kịp các công nghệ giáo dục, qua đó tận dụng để tạo bài giảng sáng tạo và tăng tương tác. Thực tế, những người dạy đạt được yêu cầu này sẽ có hiệu quả giảng dạy tốt hơn, đi đầu và nhận được nhiều cơ hội trong kỷ nguyên số.
- Hạn chế khả năng tiếp cận mô hình này với học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa: Các lớp học nông thôn với chi phí đầu tư thấp sẽ khó có thể trang bị đầu tư lớp học thông minh, do đó sẽ tạo ra khoảng cách giáo dục giữa học sinh thành thị và nông thôn.
Trên đây là những ưu nhược điểm của mô hình học tập thông minh, bạn hãy nhìn nhận khách quan để có thể đưa ra giải pháp xây dựng đúng đắn. Trên thực tế, đầu tư lớp học thông minh sẽ sớm trở nên phổ biến, nguyên nhân sẽ được giải thích dưới đây.