Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Bài học thông minh trên máy tính bảng

Posted on Tin tức, Màn hình tương tác thông minh 176 lượt xem

Bài học thông minh trên máy tính bảng là một phương pháp giảng dạy hiện đại, tận dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm học tập tương tác và cá nhân hóa cho học sinh. Với máy tính bảng, học sinh có thể truy cập vào các tài liệu học tập đa dạng, từ sách giáo khoa điện tử đến các video hướng dẫn, bài tập tương tác, và các ứng dụng giáo dục. Điều này giúp các em tiếp cận thông tin một cách trực quan và sinh động hơn.

Một trong những ưu điểm lớn của bài học thông minh trên máy tính bảng là khả năng cá nhân hóa. Giáo viên có thể điều chỉnh bài giảng để phù hợp với nhu cầu và tốc độ học của từng học sinh. Học sinh có thể làm bài tập theo tốc độ của riêng mình, nhận phản hồi ngay lập tức và xem lại những phần nội dung mà mình chưa hiểu rõ.

Ngoài ra, máy tính bảng còn hỗ trợ tương tác giữa giáo viên và học sinh thông qua các công cụ như trò chuyện trực tuyến, bình luận trực tiếp trên tài liệu học tập, và các ứng dụng quản lý lớp học. Điều này giúp tăng cường sự tham gia của học sinh và tạo ra một môi trường học tập chủ động.

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả bài học thông minh trên máy tính bảng, cần có sự quản lý chặt chẽ và định hướng từ giáo viên để đảm bảo học sinh sử dụng thiết bị đúng mục đích. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và đào tạo giáo viên cũng là yếu tố quan trọng để triển khai thành công phương pháp này.

1. Mô hình lớp học thông minh chuyển đổi số tại Việt Nam

Những lớp học thông minh theo hướng chuyển đổi số giáo dục đã và đang được triển khai tại nhiều nơi với chi phí khoảng 200-300 triệu đồng.

Chuyển đổi số giáo dục là một trong những chủ trương nhằm thay đổi phương pháp dạy và học truyền thống bằng việc ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số.

Chính sách này đã phát huy hiệu quả rõ nét trong đại dịch Covid-19, khi các lớp họp online đã giúp việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. 

Sự xuất hiện và ra đời của các nền tảng học tập Make in Viet Nam theo hướng EduTech cũng đã và đang từng ngày làm thay đổi bộ mặt giáo dục Việt Nam.

Tiếp nối xu hướng này, mới đây, tại Việt Nam còn xuất hiện cả mô hình lớp học thông minh, giúp chuyển đổi số phương pháp dạy và học truyền thống. 

Đây là một không gian lớp học được công nghệ hóa, ứng dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ quá trình học tập và giảng dạy.

Bộ giải pháp này bao gồm cả phần cứng là các thiết bị (tablet, máy tính, bảng tương tác thông minh,..) và phần mềm là bài giảng nội dung số đã có sẵn, theo khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, cùng với đó là một hệ thống quản lý chung. 

Tại lớp học thông minh, mỗi học sinh sẽ có một thiết bị học tập là chiếc máy tính bảng, chứa các nội dung học tập được số hóa. Giáo viên có thể tương tác với học sinh thông qua máy tính hoặc một tấm bảng thông minh. 

Theo đó, giáo viên có thể ra đề bài cho cả lớp thông qua bảng tương tác thông minh. Trên đó, có sẵn các hệ thống học liệu, với giáo trình và các bộ đề theo từng bộ môn, lớp học. Học sinh sẽ sử dụng máy tính bảng được phát trên lớp để hoàn thành bài tập. 

Thông qua hệ thống do Nexta phát triển, câu trả lời của các em được đồng bộ lên bảng thông minh. Nhờ vậy, giáo viên sẽ ngay lập tức nắm bắt được tiến độ hoàn thành và chất lượng câu trả lời của cả lớp.

Người dạy cũng có thể chữa bài từ xa, hoặc chủ động chọn bài làm của một học sinh, trình chiếu lên bảng để chữa bài. 

Trả lời câu hỏi của PV VietNamNet, ông Đinh Trung Đức, Phó Giám đốc điều hành Nesta cho biết, chi phí để đầu tư một lớp học thông minh gồm máy tính bảng cho học sinh, thiết bị giảng dạy cho giáo viên và bảng tương tác thông minh sẽ rơi vào khoảng từ 200 - 300 triệu đồng. 

Mỗi lớp học sẽ phục vụ được cho khoảng 40 học sinh. Chi phí đầu tư cho các lớp học là trọn gói và có thể tăng giảm phụ thuộc vào số lượng học sinh.

Hiện Mathenlisa đã triển khai mô hình lớp học thông minh tại khoảng 20 trường ở Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng,... với khoảng hơn 20 lớp học.

“Trên thị trường hiện nay, chi phí đầu tư cho 1 lớp học thông minh thường phải mất từ 1 tỷ đến 1,2 tỷ đồng. Chi phí cho một mô hình lớp học thông minh Make in Viet Nam do Mathenlisa triển khai chỉ bằng 1/10 so với các hãng nước ngoài", ông Đức chia sẻ. 

Trong lớp học chuyển đổi số, giáo viên sẽ tương tác với học sinh thông qua bảng thông minh. Nội dung bài làm của học sinh trên tablet sẽ được đồng bộ dữ liệu với bảng. 

Khi được hỏi về cách thức triển khai mô hình này, ông Phạm Ngọc Đức cho hay, mỗi trường học có thể đầu tư một hoặc một vài phòng học thông minh.

Khi đến tiết học về chuyển đổi số hoặc làm quen với các công nghệ, nhà trường có thể bố trí việc giảng dạy tại lớp học này. 

Thông qua các lớp học thông minh, ngoài việc được tương tác học tập theo một phương thức mới thú vị hơn, học sinh cũng có thể ganh đua với nhau bằng cách tham gia vào các cuộc thi trực tuyến trên nền tảng. 

Đối với giáo viên, họ sẽ tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài. Thay vào đó, giáo viên có thể tập trung dành thời gian cho việc xây dựng phương pháp giảng dạy tương tác một cách hiệu quả. 

Do bài làm của học sinh được đồng bộ liên tục lên hệ thống, giáo viên sẽ biết bạn nào đang yếu ở đâu, từ đó có biện pháp hướng dẫn học sinh ôn luyện.

Trong cùng một tiết học, giáo viên cũng có thể xây dựng được lộ trình học cá nhân hóa, khác nhau đối với từng học sinh. 

Khảo sát tại Trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) cho thấy, 97% các em học sinh hứng thú khi học tập tại lớp học thông minh.

Các em cũng sáng tạo hơn trong cách thức học tập, khối lượng luyện tập trong các lớp học thông minh được ghi nhận nhiều hơn gấp 3 lần so với lớp học thông thường. 

Các lớp học chuyển đổi số sẽ trở thành một xu hướng ở Việt Nam. Do vậy, trong tương lai gần, sẽ ngày càng có nhiều nhà trường nghiên cứu và ứng dụng mô hình này. 

Tuy vậy, thách thức để triển khai các mô hình lớp học thông minh đến từ việc chưa có một định nghĩa cụ thể về thế nào là lớp học chuyển đổi số, để các nhà trường từ đó có định hướng đầu tư.

Ở một số thành phố lớn, mọi người đã biết đến mô hình này nhưng tại địa bàn các tỉnh, thông tin về lớp học chuyển đổi số còn hạn chế, dẫn tới việc hiểu không đúng, không đủ. 

“Có những nơi cho rằng lớp học chuyển đổi số chỉ đơn giản là mua thêm những chiếc laptop, tablet bỏ vào trong các lớp học. Tuy nhiên, khi có các thiết bị này, nhiều giáo viên, học sinh hoang mang vì không biết phải ứng dụng cụ thể trong việc giảng dạy và học tập như thế nào. Đây là lý do cần đến những mô hình lớp học thông minh hoàn chỉnh”, ông Đinh Trung Đức nói. 

2. Giáo dục ý thức dùng thiết bị thông minh như giáo dục giới tính

Hiệu trưởng một trường học cho rằng việc giáo dục ý thức cho trẻ về sử dụng thiết bị thông minh như giáo dục giới tính, cần dạy cho các em biết cách nào đúng đắn, và nên 'vẽ đường cho hươu chạy' còn hơn để hươu chạy sai đường.

'Giáo dục cho trẻ ý thức dùng thiết bị thông minh như giáo dục giới tính' - Ảnh 1.

Thầy cô tham gia tập huấn ứng dụng máy tính bảng trong thiết kế video, bài giảng điện tử...

Ngày 23.11, tại một trường học ở H.Nhà Bè, TP.HCM đã diễn ra buổi trải nghiệm, tập huấn về ứng dụng thiết bị thông minh như máy tính bảng trong dạy và học với sự tham gia của khoảng 100 cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên từ hơn 30 trường học và cơ sở giáo dục đào tạo tại TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương...

Tại chương trình, các cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên được hướng dẫn các kỹ năng sử dụng máy tính bảng trong việc thực hiện các video, tạo thành các tệp hình ảnh, pdf, các bài trình chiếu… sao cho thật sinh động, hấp dẫn để nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt, người hướng dẫn cũng liên hệ trực tiếp với các môn học như hóa học, mỹ thuật, toán... trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để làm các ví dụ minh họa cụ thể cho các giáo viên.

Bên lề chương trình, thầy David Perkin, Hiệu trưởng chuyên môn, Trường Victoria Nam Sài Gòn, TP.HCM - trường học đang dùng máy tính bảng trong quá trình giảng dạy và vận hành lớp học dưới hình thức dùng chung - cho biết những hiệu quả khi ứng dụng công nghệ trong quá trình dạy và học cho các em học sinh.

'Giáo dục cho trẻ ý thức dùng thiết bị thông minh như giáo dục giới tính' - Ảnh 2.

Khi được giáo dục đúng cách, thiết bị công nghệ giúp cho việc học tập của học sinh dễ dàng hơn, phát huy tính sáng tạo hơn

 "Ví dụ như khi dùng máy tính bảng có thể giúp cho trẻ tốt tiếng Anh hơn, bởi vì các em học sinh có thể dùng thiết bị công nghệ để tra cứu cụm từ và dịch ngay lúc đó. Hay một điểm khác nữa là với các thiết bị công nghệ này sẽ tăng khả năng sáng tạo của học sinh, các em có thể quay phim, ghi âm, chuẩn bị tài liệu để tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo", thầy David Perkin nói.

Cô Nguyễn Thị Vân Trang, Hiệu trưởng Trường liên cấp Ngôi Sao Hà Nội, chia sẻ với phóng viên những cách ứng dụng công nghệ trong nhà trường thời gian qua. Cách để học sinh học hiệu quả từ các thiết bị thông minh mà không bị phân tâm, cũng như việc quan trọng của việc giáo dục ý thức sử dụng thiết bị thông minh cho học sinh. 

Theo cô Vân Trang, việc giáo dục ý thức này quan trọng như là giáo dục giới tính cho học sinh. Phụ huynh đừng lo là đang "vẽ đường cho hươu chạy", mà khi các em được tư vấn, hướng dẫn, định hướng, các em sẽ biết đi đúng đường, sử dụng thiết bị thông minh đúng cách để có hiệu quả trong học tập cũng như giải trí; không bị sa đà vào những trò chơi, ứng dụng không phù hợp…

'Giáo dục cho trẻ ý thức dùng thiết bị thông minh như giáo dục giới tính' - Ảnh 3.

Các thầy cô giáo thực hành kỹ năng làm các đoạn video sinh động cho bài giảng

THÚY HẰNG

Tại trường của cô Vân Trang, vào những tiết tiếng Anh chẳng hạn, để vận dụng bài kỹ năng nghe (listening), học sinh có thể ứng dụng máy tính bảng trong việc nghe các video tiếng Anh, tự thu âm, lồng tiếng và tạo thành bản video mới sinh động. Hay trong giờ tiếng Việt, cách làm bài kiểm tra thông thường là học sinh viết bài trên giấy nộp cho cô. Còn khi ứng dụng công nghệ, các em có thể làm trên máy tính bảng, minh họa bằng nhiều hình ảnh sinh động, trình chiếu bài viết trên bảng cho cả lớp xem. "Có những sản phẩm đầu ra của học sinh rất hấp dẫn, chúng tôi bất ngờ với khả năng sáng tạo của các em", cô Vân Trang nói.

Tuy nhiên, theo cô Vân Trang, việc cho các em học sinh ứng dụng thiết bị thông minh ở trên lớp cũng như về nhà cần có sự tư vấn, hướng dẫn từ phụ huynh, giáo viên. Các nhiệm vụ bài học được  giáo viên giao không gây quá tải, quá sức với học sinh…

3. Ưu điểm của việc sử dụng máy tính bảng trong lớp học

a. Dễ dàng ghi chú và lưu trữ nhiều hơn

Ghi chú bắt đầu giống như một thứ gì đó xa vời và tẻ nhạt. Tại sao phải mang một đống tài liệu, tập vở và sách khi có thể lưu trữ tất cả chúng trong một thiết bị duy nhất?

Quan trọng nhất, máy tính bảng có dung lượng lưu trữ lớn hơn nhiều so với giấy. Học sinh có thể lưu công việc của mình trên máy tính bảng và truy cập bất cứ lúc nào. Điều này đặc biệt hữu ích cho những sinh viên cần xem lại tài liệu sau này hoặc những người muốn lưu trữ các danh mục kỹ thuật số về công việc của họ.

b. Truy cập thông tin nhanh nhất

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở trong lớp và trong khi ghi chú về một chủ đề, hãy đề cập đến một cái tên không biết viết. Nhiều trường hợp lớp đông đến mức phải dừng lớp hỏi giáo viên khiến mọi người đều bị chậm trễ. Vì vậy, thay vào đó, bạn cần thực hiện tìm kiếm đơn giản bằng máy tính bảng.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu bạn học nghệ thuật và muốn xem các tác phẩm trong khi viết. Giáo viên vẫn sử dụng slide hoặc bản trình bày kỹ thuật số. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng rằng bạn có thể truy cập hình ảnh đó với chất lượng tuyệt vời và mở rộng mọi thứ bạn cần. Máy tính bảng giúp rất nhiều trong việc tra cứu một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Không còn nghi ngờ gì nữa, một thiết bị như vậy có thể giúp trải nghiệm trong lớp học trở nên trọn vẹn hơn. Nó cũng làm cho mọi thứ dễ dàng hơn cho giáo viên. Trong một lớp học mà tất cả học sinh đều sử dụng máy tính bảng, không cần phải dùng đến máy photocopy; nó đơn giản như việc chia sẻ các tài liệu, bài đọc nhanh chóng đến với sinh viên.

c. Trực quan kích thích và hấp dẫn hơn

Ở một thế giới công nghệ như hiện nay, máy tính bảng hấp dẫn hơn giấy bút. Chúng kích thích thị giác hơn và có thể thu hút sự chú ý của học sinh lâu hơn. Đây có thể là một cách tuyệt vời để giữ cho học sinh tập trung vào nhiệm vụ và tham gia vào tài liệu.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh có nhiều khả năng chú ý và tham gia vào lớp học hơn khi sử dụng máy tính bảng. Điều này có thể là do máy tính bảng kích thích thị giác hơn với màu sắc tươi sáng và màn hình cảm ứng.

Một môi trường tương tác nhiều hơn tạo điều kiện học tập tốt hơn, đồng thời, buộc giáo viên phải tối ưu hóa cách họ giảng dạy. Một ví dụ là việc sử dụng các lớp học ảo, các bài tập trên lớp và bài tập được học sinh tải trực tiếp lên mạng và điều này được thực hiện mà không cần bất cứ tài liệu vật lý nào.

Máy tính bảng cung cấp cho sinh viên trải nghiệm học tập xúc giác và thực tế hơn. Với máy tính bảng, học sinh có thể tương tác với nội dung theo cách mà bút và giấy không thể thực hiện được.

Ví dụ: hssv có thể chú thích văn bản, vẽ sơ đồ và ghi chú trực tiếp trên màn hình. Phương pháp học tập thực hành này hiệu quả hơn các phương pháp truyền thống, như ghi bài hay sách giáo khoa.

Dựa trên các khảo sát và nghiên cứu được thực hiện đối với giáo viên về trải nghiệm của họ về việc sử dụng máy tính bảng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học tập của học sinh và các khía cạnh quan trọng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, khả năng hợp tác, v.v.

Phần trăm cải thiện hoạt động giáo dục

  • Cải thiện trải nghiệm học tập 64%
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp 67%
  • Cải thiện học sinh có thành tích thấp 56%
  • Tăng động lực học tập 86%
  • Hỗ trợ học sinh Năng khiếu 65%
  • Tích hợp kiến thức và kỹ năng 52%

d. Tăng khả năng tương tác của học sinh

Máy tính bảng có tính tương tác cao vì chúng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích hơn là chỉ ghi chú hoặc hoàn thành bài tập. Với máy tính bảng, sinh viên có thể nghiên cứu, xem video, làm bài kiểm tra, v.v. Tính tương tác tăng lên này có thể dẫn đến một lớp học tương tác và hấp dẫn hơn.

Máy tính bảng cũng mang lại nhiều cơ hội hợp tác hơn. Ví dụ: với các ứng dụng như Google Tài liệu, sinh viên có thể cùng nhau thực hiện các dự án trong thời gian thực. Đây có thể là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác và làm việc theo nhóm trong lớp học.

Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng máy tính bảng trong lớp học

e. Trải nghiệm học tập được cá nhân hóa nhiều hơn

Máy tính bảng cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa, có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của từng học sinh. Công nghệ này có thể cung cấp giáo dục với những cách mới để cung cấp nội dung và đánh giá sự hiểu biết của học sinh.

Ví dụ: học sinh có thể sử dụng máy tính bảng để ghi chú, tạo bản trình bày và tiến hành nghiên cứu. Loại công nghệ này cũng có thể được sử dụng để lưu trữ và sắp xếp tài liệu khóa học. Ngoài ra, máy tính bảng có thể được sử dụng để truy cập các tài nguyên trực tuyến, chẳng hạn như các trang web và ứng dụng giáo dục.


Bình luận