Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Sử dụng máy tính bảng như thế nào trong tiết học

Posted on Tin tức, Màn hình tương tác thông minh 372 lượt xem

Sử dụng máy tính bảng trong tiết học là một cách tiếp cận hiện đại, giúp tối ưu hóa quá trình dạy và học thông qua công nghệ. Đầu tiên, giáo viên có thể sử dụng máy tính bảng để trình chiếu bài giảng điện tử, hiển thị hình ảnh, video, và các tài liệu học tập một cách trực quan. Nhờ đó, học sinh có thể tiếp cận kiến thức một cách sinh động và dễ hiểu hơn so với việc chỉ sử dụng sách giáo khoa truyền thống.

Trong quá trình học, máy tính bảng có thể được sử dụng để thực hiện các bài tập tương tác. Học sinh có thể truy cập vào các ứng dụng giáo dục, làm bài kiểm tra trực tuyến, hoặc tham gia vào các trò chơi học tập được thiết kế để củng cố kiến thức. Với khả năng phản hồi ngay lập tức từ các ứng dụng, học sinh có thể biết được kết quả của mình và nhận lời giải thích chi tiết cho các câu trả lời sai.

Ngoài ra, máy tính bảng cũng hỗ trợ học sinh trong việc nghiên cứu và tra cứu thông tin. Thay vì chỉ dựa vào sách giáo khoa, học sinh có thể tìm kiếm thêm tài liệu từ internet, xem video hướng dẫn, hoặc tham gia vào các diễn đàn học tập trực tuyến. Điều này giúp mở rộng kiến thức và khuyến khích tính tự học của học sinh.

Trong việc quản lý lớp học, giáo viên có thể sử dụng máy tính bảng để theo dõi tiến độ học tập của từng học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp. Máy tính bảng cũng cho phép giáo viên gửi bài tập, thông báo, và đánh giá ngay lập tức cho học sinh, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả dạy học.

Tuy nhiên, để sử dụng máy tính bảng hiệu quả trong tiết học, cần có sự quản lý chặt chẽ từ giáo viên để đảm bảo học sinh tập trung vào bài học và sử dụng thiết bị đúng mục đích.

Lợi ích của việc sử dụng máy tính bảng trong lớp học

Máy tính bảng và thiết bị 2 trong 1 ở chế độ máy tính bảng là lựa chọn tuyệt vời để giúp các em học sinh trong độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi tham gia vào quá trình học tập cộng tác và thực tế.

  • Khả năng di động và độ bền. Máy tính bảng và thiết bị 2 trong 1 là các hệ số hình dạng linh hoạt, độ bền cao, mang đến cho học sinh khả năng học tập trong bất kỳ môi trường nào và hỗ trợ sự phát triển cá nhân cũng như cộng tác trong các hoạt động nhóm.
  • Tương tác với màn hình cảm ứng và bút cảm ứng. Các giao diện cảm ứng hỗ trợ tìm hiểu và khám phá tài liệu thông qua tương tác trực tiếp, cũng như các hoạt động thu thập và trình bày dữ liệu. Các bài học cảm ứng hấp dẫn cũng giúp các em học sinh học hỏi về chủ đề trong khi vẫn phát triển kỹ năng vận động. Với bút cảm ứng, học sinh có thể thực hành viết tay, vẽ, ký họa hoặc ghi chú bằng tay.
  • Thời lượng pin lâu hơn. Máy tính bảng và thiết bị 2 trong 1 có pin với thời lượng lâu hơn cho phép sử dụng các thiết bị trong lớp học và các hoạt động học tập trong cả ngày mà không cần sạc.
  • Trải nghiệm công nghệ như một công cụ học tập. Việc làm quen và sử dụng thành thạo công nghệ có vai trò quan trọng trong môi trường kỹ thuật số ngày nay và trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Máy tính bảng và thiết bị 2 trong 1 là một cách trải nghiệm công nghệ phù hợp mà học sinh có thể phát triển dần trong quá trình học tập tại trường học.

Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn máy tính bảng dùng cho giáo dục

Khi bạn lựa chọn máy tính bảng giáo dục cho học sinh, có nhiều yếu tố cần cân nhắc để có thể tận dụng tối đa sự linh hoạt và lợi ích từ khoản đầu tư của bạn.

Hiệu năng bộ xử lý

Các thiết bị giáo dục cần phải đạt mức độ hiệu năng cần thiết để hỗ trợ các hoạt động học tập và nhu cầu sử dụng thông thường mà không bị gián đoạn. Học sinh sử dụng máy tính bảng trong giáo dục có thể truy cập Internet và các nền tảng học tập trực tuyến; sử dụng các ứng dụng giáo dục hỗ trợ học tập thông qua các hoạt động và trò chơi cảm ứng, âm thanh, văn bản và video; hoặc ghi lại hình ảnh và video bằng máy ảnh tích hợp.

Mặc dù Intel cung cấp nhiều bộ xử lý có thể mang đến những lựa chọn hiệu năng mạnh mẽ cho học sinh thuộc mọi lứa tuổi, nhưng các thiết bị máy tính bảng trang bị bộ xử lý Intel® Celeron® và Intel® Core™ i3 là phù hợp để hỗ trợ hoạt động của học sinh trong độ tuổi nhỏ hơn, cũng như có thể mở rộng để hỗ trợ học sinh khi các em lớn lên và khi số lượng và độ phức tạp của các chương trình và công cụ các em sử dụng cũng tăng lên.

Hệ số hình dạng

Một yếu tố khác cần cân nhắc là hệ số hình dạng phù hợp nhất với học sinh: máy tính bảng hay thiết bị 2 trong 1. Cả hai đều là hệ số hình dạng di động mà học sinh có thể sử dụng trong và ngoài lớp học, và, khi thiết bị 2 trong 1 ở chế độ máy tính bảng, cả hai đều đem đến trải nghiệm màn hình đơn và cảm ứng như nhau.

Hãy suy nghĩ xem các thiết bị đó sẽ được sử dụng như thế nào và cho độ tuổi nào để giúp bạn có lựa chọn phù hợp. Máy tính bảng có độ bền cao và là một lựa chọn mỏng nhẹ hơn, vì chúng không có bàn phím đi kèm. Các thiết bị 2 trong 1 là một lựa chọn linh hoạt sẵn có, hoạt động ở chế độ máy tính bảng và, nhờ có bàn phím đi kèm, có thể dễ dàng chuyển sang hoạt động với bàn phím và chuột với các tác vụ phức tạp hơn. Một số máy tính bảng cũng có thể sử dụng với bàn phím rời; tuy nhiên, nếu bạn muốn đạt được độ linh hoạt của lựa chọn này, hãy đảm bảo máy tính bảng mà bạn chọn có thể hỗ trợ các thiết bị ngoại vi bổ sung. Bút kỹ thuật số và bút cảm ứng đều có thể sử dụng với hai hệ số hình dạng này.

Màn hình hiển thị

Kích thước màn hình là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Kích thước màn hình cần phải đủ lớn để có thể nhìn được tài liệu học tập và hỗ trợ khả năng tương tác. Nhờ đó, học sinh có thể tận dụng tối đa các bài học và trải nghiệm tương tác, hạn chế nguy cơ mỏi mắt.1 Nhưng đồng thời, màn hình lớn hơn cũng sẽ tăng kích thước và trọng lượng tổng thể của thiết bị. Khi chọn máy tính bảng hay thiết bị 2 trong 1, hãy cân nhắc kích thước màn hình và thiết bị như thế nào sẽ mang lại trải nghiệm công thái học tối ưu cho lứa tuổi của học sinh.

Độ phân giải và độ sáng màn hình cũng tác động đến thị lực.2 Các thiết bị Windows trang bị Intel đều có tính năng độ sáng thích ứng, tự động điều chỉnh độ sáng hiển thị theo môi trường xung quanh. Tính năng độ sáng thích ứng cũng giúp giảm tiêu thụ điện năng, giúp kéo dài thời lượng pin.

Máy ảnh tích hợp

Tính di động là lợi ích chính của các thiết bị máy tính bảng, cho phép học sinh học tập trong nhiều môi trường. Các thiết bị có máy ảnh "world-facing" tích hợp - nghĩa là máy ảnh có thể ghi lại hình ảnh từ hai cạnh bên thiết bị - sẽ mang đến sự linh hoạt tối đa cho những học sinh muốn chụp hình và quay video như một phần của hoạt động học tập, ví dụ như các dự án tại lớp học và các chuyến đi thực tế ngoài trời hoặc khi tạo bài trình bày.

Khả năng tương thích

Ngoài khả năng tương thích với bàn phím rời, một yếu tố khác cần đánh giá là khả năng hỗ trợ các thiết bị ngoại vi thường xuyên sử dụng, bao gồm tai nghe, thiết bị USB, màn hình ngoài hoặc các công nghệ lớp học khác mà thiết bị cần phải kết nối. Hãy đảm bảo thiết bị bạn lựa chọn có cổng hỗ trợ các kết nối phổ biến nhất để tối ưu hóa việc sử dụng.

Khả năng kết nối

Có khả năng kết nối ổn định và phản hồi nhanh có vai trò quan trọng trong quá trình học tập sử dụng công nghệ. Các thiết bị trang bị bộ xử lý Intel® Celeron® và Intel® Core™ i3 không chỉ có hiệu năng mạnh mẽ, mà còn hỗ trợ Intel® Wi-Fi 6/6E (Gig+), đảm bảo tốc độ nhanh hơn gần 3 lần3 (tốc độ tải xuống nhanh hơn đến 6 lần trên các mạng 6 GHz mới) và giảm độ trễ tới 75%4, phù hợp với hội nghị truyền hình khi học tập từ xa hoặc kết hợp.

Bảo mật

Bảo mật là yếu tố quan trọng với tất cả các loại thiết bị, nhưng đặc biệt quan trọng với các thiết bị di động như máy tính bảng và thiết bị 2 trong 1, các thiết bị sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau và kết nối với các mạng ngoài trường học. Đảm bảo an toàn cho các thiết bị trước virus, tấn công mạng và các tác nhân xấu có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn gián đoạn quá trình học tập và bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân, đặc biệt là trong bối cảnh cứ 3 thiết bị giáo dục thì có 1 thiết bị chứa dữ liệu nhạy cảm.5

Quản trị viên và những người đưa ra quyết định về CNTT nên cân nhắc kết hợp các tính năng bảo mật thiết bị dựa trên phần mềm và phần cứng, ví dụ như những tính năng có trong các thiết bị trang bị công nghệ Intel, hỗ trợ bảo vệ ở nhiều cấp độ trước hàng loạt khả năng tấn công.

Khả năng quản lý và khả năng sửa chữa

Khi bạn làm việc với hệ thống các thiết bị giáo dục phân tán, lựa chọn thiết bị ổn định và đáng tin cậy là việc làm cần thiết, cũng như cần cân nhắc cách thức quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị sao cho dễ dàng nhất có thể.

Các linh kiện Intel trong các thiết bị giáo dục không chỉ đáp ứng nhiều yêu cầu sử dụng trong giáo dục, mà các thiết bị trang bị công nghệ Intel còn được thiết kế vừa có độ bền vừa dễ sửa chữa. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giảm lượng rác thải điện tử và hạn chế tác động đến môi trường.

Đưa máy tính bảng vào trường học: Nhìn từ thế giới

(Chinhphu.vn) – “Ipad hóa trường học”, “trường học Ipad” hay “dùng Ipad thay cặp” không còn là những câu chuyện mới tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tính hiệu quả của nó đã đủ để trả lời cho câu hỏi “trào lưu hay cuộc cách mạng thật sự

https://bcp.cdnchinhphu.vn/thumb_w/777/Uploaded/nguyendieuhuong/2014_08_25/6273e277be863b9cbf3b9a06024b201fea541f8a_copy.jpg

Việc sử dụng máy tính bảng tại trường học đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Việc sử dụng máy tính bảng tại trường học đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng từ vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc thí điểm được lựa chọn rất kĩ lưỡng và không làm đại trà với nguyên tắc “không phải là sử dụng cái gì, mà là sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả”.

Thái Lan: Chỉ là một công cụ

Theo báo Bưu điện Bangkok, việc đưa máy tính bảng vào sử dụng tại Thái Lan được lựa chọn thí điểm từ năm 2012. Trường Rachawinit là 1 trong 5 trường được lựa chọn để thử nghiệm. Đây là một chương trình của Chính phủ được đưa ra trong chiến dịch tranh cử của Đảng cầm quyền, theo đó mỗi học sinh từ lớp 1-4 sẽ được trang bị máy tính bảng Lenevo.

Theo báo JapanTimes, máy tính bảng được sử dụng trong trường học ở Thái Lan cho các môn Toán, Tiếng Anh và Âm nhạc.

Đối với những vùng xa xôi thì việc cấp máy tính cho học sinh giúp xóa đi khoảng cách giữa trẻ em vùng nông thôn và thành thị, tạo cơ hội cho các em mở mang kiến thức và tiếp cận với những công nghệ tiên tiến của thế giới.

Đến cuối năm 2014, Chính phủ Thái Lan dự tính sẽ cung cấp máy tính bảng cho 13 triệu học sinh, với chi phí khoảng 100 USD/máy, tổng chi phí lên tới 1,3 tỷ USD và sẽ thay thế trong vòng 2 năm. Đây được coi là dự án lớn nhất thế giới đưa máy tính bảng đến với ngành giáo dục.

Jonghwi Park, một chuyên gia về công nghệ giáo dục của UNESCO tại Bangkok cho rằng: "Máy tính bảng chỉ là một công cụ, cũng giống như một cái bút chì. Điều quan trọng không phải là sử dụng cái gì mà là sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả!".

Hàn Quốc: Triển khai một cách từ từ

Theo báo Chosun, từ năm 2011, Bộ Giáo dục - Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã công bố dự án đầu tư 2.200 tỷ won (2,1 tỷ USD) vào năm 2015 để tạo ra một môi trường nơi học sinh có thể học tập với những nội dung tốt hơn và mang tính tương tác hơn mọi lúc mọi nơi. Trong đó, học sinh sẽ được sử dụng sách giáo khoa điện tử.

Bộ này nói họ muốn phát triển sách giáo khoa điện tử cho tất cả môn học ở tất cả các trường. Ở giai đoạn đầu chuyển tiếp, sách in và sách điện tử sẽ được dùng song song. Sách điện tử được nói sẽ chứa nội dung của sách giáo khoa thông thường và nhiều nguồn tra cứu như âm thanh, hình ảnh và những câu hỏi thường gặp để giúp học sinh hiểu bài giảng tốt hơn.

Theo Korea Herald, Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy việc chấp nhận cách học thông minh mới bằng việc thí điểm sử dụng sách giáo khoa điện tử và hệ thống giáo dục thông minh tại 160 trường trong năm nay. Năm 2012, con số này là 46 trường.

Nhật báo Joong Ang miêu tả một lớp học thông minh ở thành phố Sejong là nơi các em học sinh tiểu học dùng điện thoại thông minh để xem những kiến thức rất trực quan về hệ mặt trời. Các em còn dùng chính thiết bị thông minh để trao đổi và thảo luận bài giảng với các bạn ở trường khác.

Australia: Chọn kỹ đối tượng áp dụng

Một chuyên gia kinh tế sống ở bang Queensland (Australia) cho biết: Việc sử dụng máy tính bảng ở Australia chủ yếu ở các trường trung học, từ lớp 7-12, nhưng phần lớn chỉ ở các trường tư.

Các trường tiểu học trước đây không cho học sinh sử dụng máy tính bảng vì cho rằng học sinh nhỏ tuổi cần phải được tiếp xúc trực tiếp với thầy cô, bạn bè, sách vở trong những năm đầu đi học. Ngoài ra chi phí mua máy tính bảng cũng là gánh nặng, nhất là với các gia đình đông con.

Cách đây 3 năm, hệ thống trường Catholic của bang Queensland quyết định thí điểm đưa máy tính bảng vào lớp học ở năm cuối cấp bậc tiểu học. Họ cho rằng, ở độ tuổi này học sinh đã đủ lớn để có thể phân biệt thế giới thực với thế giới ảo và các em cần được trang bị một số kỹ năng sử dụng máy tính bảng để chuẩn bị cho chương trình trung học. Việc sử dụng máy tính bảng trong lớp cũng khá hạn chế, học sinh chỉ sử dụng một số phần mềm trong danh sách đã được duyệt trước chứ máy tính bảng hoàn toàn không phải để thay thế cho sách vở và các môn học truyền thống.

Hà Lan: Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng

Từ năm 2013, 11 ngôi trường ở Hà Lan có kế hoạch sử dụng iPad trong việc dạy và học, không cần bảng, không cần sách vở. Giới truyền thông gọi đó là những "ngôi trường iPad".

Trường iPad còn có nhiều "không" khác nữa, như không có chỗ ngồi cố định, không có phòng học cố định, không phân chia lớp học cố định, không có giờ ra chơi cố định, không có thời khóa biểu cố định.

Thay vì giảng dạy cho cả lớp, giáo viên hướng dẫn từng học sinh học trên iPad. Giáo viên thực hiện vai trò người hướng dẫn và trợ giúp, không còn là người truyền đạt kiến thức. Thời lượng cho mỗi môn học tùy thuộc vào hứng thú của học sinh. Các em có thể tập trung nhiều hơn vào môn học yêu thích. Những phần mềm dạy học mà các em tiếp xúc đều rất gần với trò chơi. Giáo viên kiểm tra sự tiến bộ của học sinh sau vài tuần, nhưng không đánh giá bằng điểm số. Nhờ phần mềm chuyên dụng, giáo viên và cha mẹ học sinh cùng theo dõi những gì học sinh làm trên iPad, cùng theo dõi số liệu đo lường tiến bộ của học sinh.

Trường iPad mở cửa từ 7h30 đến 18h30 trong ngày làm việc. Học sinh không cần đến đúng giờ, nhưng nhất thiết có mặt trong khoảng thời gian từ 10h đến 15h. Do nhịp độ học tập khác biệt tùy thuộc từng học sinh, học sinh nghỉ học không sợ bị "mất bài". Trường iPad cũng không có thời gian nghỉ hè cố định. Cha mẹ học sinh tùy ý chọn cho con mình kỳ nghỉ phù hợp với chuyến du lịch của gia đình.

Trường iPad vẫn tập trung rèn luyện kỹ năng làm toán, đọc và viết cho học sinh, nhưng xem kỹ năng viết tay trên giấy là thứ yếu. Ngoài ra, trường iPad vẫn có giờ tập vẽ, giờ thể dục, có những giờ chơi lắp ráp, chơi tập thể.

Mỹ: Giảm áp lực sách vở

Ngày càng có nhiều trường học ở Mỹ, từ bậc phổ thông đến đại học, cho học sinh dùng Ipad thay cho sách giáo khoa in truyền thống, tạo nên một cuộc cách mạng trong trường học.

Theo Hiệp hội Cửa hàng Sách giáo khoa của Mỹ, trung bình hàng năm mỗi học sinh Mỹ phải chi 700 USD cho tiền mua sách giáo khoa. Với việc sử dụng Ipad, chi phí sẽ giảm đi rất nhiều và chỉ phải đầu tư mua một lần. Hầu hết các công ty in sách giáo khoa lớn ở Mỹ đang nhanh chóng biến đổi nội dung sách giáo khoa in thành dữ liệu số. Các trường học khuyến khích các nhà xuất bản sách giáo khoa điện tử giảm giá thành để học sinh có cơ hội sử dụng nhiều hơn. Các trường học ở Mỹ cũng có các chương trình hỗ trợ để học sinh, sinh viên có cơ hội được dùng Ipad.

Học sinh, sinh viên có thể học kiến thức, làm bài tập, viết ghi chú, giải câu đố và làm bài kiểm tra trên Ipad. Qua ứng dụng video của Ipad giáo viên có thể biết được học sinh học tập thế nào lúc ở nhà. Hàng ngày học sinh đi học không phải mang theo cặp sách nặng trĩu. Ngoài giờ học, học sinh có thể lướt web và dùng nhiều ứng dụng giải trí khác trên Ipad.


Bình luận