Trong giảng dạy trực tuyến, bài giảng elearning được xem là cầu nối giữa người học và thầy cô. Bài giảng elearning hấp dẫn và có tính tương tác cao giúp các công ty nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, để làm được điều này thì không hề dễ dàng gì? Nếu anh em không chắc về việc tạo bài giảng elearning có tính tương tác cao thì có thể xem ngay những gợi ý dưới đây của chúng tôi!
1. Lồng ghép những câu chuyện minh họa vào bài giảng elearning
Trong thiết kế khóa học e-learning, việc áp dụng những câu chuyện đời thực làm ví dụ minh họa trong khóa học sẽ giúp người học dễ dàng nắm bắt kiến thức và nội dung được truyền đạt hơn. Đồng thời, người học sẽ bị thu hút bởi các phương pháp truyền tải nội dung mới độc đáo, gần gũi với thực tế, khác hẳn với những khái niệm, định nghĩa trừu tượng, cứng nhắc như trong dạy học trực tuyến.
Lồng ghép những câu chuyện minh họa vào bài giảng elearning
Người dạy nên sử dụng những câu chuyện thực tế để minh họa cho nội dung muốn truyền tải. Điều này sẽ giúp người học dễ hình dung, hiểu sâu và nắm chắc nội dung được giảng dạy. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp những thiết kế bài giảng elearning trở lên mới mẻ, phong phú, độc đáo hơn và thu hút người học viên hơn.
2. Mỗi slide giảng dạy cần phải duy trì ít nhất 1 lượt tương tác
Sự tương tác giúp quá trình dạy trên phần mềm dạy học trực tuyến diễn ra hiệu quả. Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần cân nhắc làm sao để đảm bảo mỗi slide có ít nhất một số tương tác để mang lại hiệu quả tốt nhất. Có thể thêm một số thao tác như kéo thả, điền từ, nối đáp án … Giúp người học nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm công nghệ được tích hợp sẵn trong tính năng có trên phần mềm giảng dạy.
3. Tăng cường sử dụng hình ảnh 3D và hình ảnh 360 độ
Hiện nay, công nghệ đã phát triển vượt bậc, nhiều phát minh mới ra đời cho phép người dùng dễ dàng thiết kế các bài giảng elearning độc đáo và sáng tạo. Điều này sẽ mang đến cho người học những bài giảng ấn tượng và lôi cuốn.
Việc đưa hình ảnh 360 độ, hình ảnh 3D tương tác vào sẽ giúp bài học trở lên chân thực, gần gũi, mang đến những trải nghiệm mới mẻ, thú vị về nội dung mà các giảng viên muốn đưa vào. Từ đó, giúp quá trình học tập của người học hiệu quả, tăng khả năng kết nối liên tưởng.
Tăng cường sử dụng hình ảnh 3D và hình ảnh 360 độ
4. Tạo môi trường mô phỏng bằng các ví dụ thực tế
Tương tác là cách giúp các khóa học diễn ra suôn sẻ, chất lượng. Đặc biệt khi người làm hiệu quả. Kết hợp các ví dụ thực hành để tạo ra một môi trường mô phỏng giúp người học chú ý, tích cực tương tác và giao tiếp nhiều hơn với người hướng dẫn và bạn học.
Người học sẽ có xu hướng khám phá và thực hành các nội dung đã được đào tạo. Khi sử dụng các ví dụ thực tế trong đào tạo, người học thường sẽ thích thú hơn, chú ý hơn. Giúp họ nhìn thấy bức tranh lớn và áp dụng nó vào thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả.
5. Áp dụng tính năng sơ đồ tư duy
Để giúp người học nắm bắt được hết nội dung giảng dạy một cách dễ dàng, người thiết kế bài giảng elearning có thể lựa chọn sơ đồ tư duy mindmap để xây dựng nội dung theo các ý chính đến ý nhỏ để người học nắm bắt đầy đủ nội dung cần ôn tập dễ dàng vượt qua kỳ thi một cách hiệu quả.
Áp dụng tính năng sơ đồ tư duy
Elearning là một xu hướng không thể thiếu trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, kéo theo việc thiết kế bài giảng elearning để phục vụ cho hoạt động giảng dạy cũng rất được chú trọng và quan tâm. Có rất nhiều lựa chọn để tạo ra những bài bản hấp dẫn và sáng tạo nên người giảng dạy có thể tham khảo và áp dụng.