Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Công văn hướng dẫn sử dụng các phần mềm tạo thiết bị dạy học số

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 90 lượt xem

Phương pháp giảng dạy đổi mới  chuyển từ chương trình giáo dục tập trung vào nội dung sang chương trình giáo dục tập trung vào kỹ năng cho người  học. Để đảm bảo  điều này, chúng ta cần chuyển từ  dạy học “một chiều” sang dạy cách học,  vận dụng kiến ​​thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Tăng cường  học tập nhóm và cập nhật mối quan hệ giáo viên-học sinh để hợp tác là điều quan trọng để phát triển các kỹ năng  xã hội. Ngoài việc học các kiến ​​thức và kỹ năng riêng lẻ của một chuyên ngành, cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn để phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp.

Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2016-2017; để quản lí, sử dụng phòng học bộ môn và bảo quản, khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trong các nhà trường, Sở GDĐT hướng dẫn và chỉ đạo các phòng GDĐT, các trường trung học phổ thông, các trường PTDTNT THPT, THCS thực hiện những nội dung sau:

I. QUẢN LÝ VÀ SỬ  DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN

1. Quản lý và hoạt động của phòng học bộ môn

1.1. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo việc quản lý và sử dụng phòng học bộ môn.

1.2. Tổ trưởng chuyên môn là người giúp lãnh đạo nhà trường theo dõi hoạt động của phòng học bộ môn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

1.3. Viên chức làm công tác thiết bị dạy học là người trực tiếp quản lý hoạt động của phòng học bộ môn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

1.4. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của phòng học bộ môn.

1.5. Có kế hoạch sử dụng phòng học bộ môn hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học.

1.6. Có nội quy và lịch hoạt động thường xuyên của phòng học bộ môn.

1.7. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các giờ thực hành, thí nghiệm theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học.

2. Sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn

2.1. Phòng học bộ môn của môn học được sử dụng để dạy các giờ học có tiến hành thí nghiệm, thực hành.

2.2. Việc bảo quản phòng học bộ môn được tiến hành thường xuyên; các thiết bị dạy học hư hỏng bất thường phải được khắc phục ngay. Các hoá chất, vật liệu tiêu hao phải được bổ sung kịp thời để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy học.

2.3. Hàng năm, thiết bị dạy học của phòng học bộ môn được kiểm kê, thanh lý theo quy định kiểm kê tài sản của nhà nước.

II. BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

Để việc bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, các đơn vị cần tổ chức thực hiện các công việc sau:

1. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân các cấp và chỉ đạo, tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư của Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, đồng thời huy động các nguồn kinh phí để xây mới, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất (phòng đựng thiết bị, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm...) để bảo quản và triển khai sử dụng thiết bị dạy học phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập ở các nhà trường.

2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, bảo quản và triển khai sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đã được trang bị, tránh lãng phí.

3. Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến, sửa chữa thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

4. Tạo điều kiện để viên chức/ người làm công tác thiết bị dạy học được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Bộ và Sở GDĐT tổ chức.

Điều 1. Mục đích

1. Khơi dậy ý thức chủ động, sáng tạo xây dựng thiết bị dạy học số nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

2. Xây dựng và phát triển Kho học liệu số về thiết bị dạy học số có chất lượng. Các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các sơ sở giáo dục.

3. Bổ sung nguồn tư liệu dạy học, thiết bị dạy học có chất lượng, đã được kiểm duyệt để sử dụng trong công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học. Hỗ trợ các đơn vị trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng và hình thức dự thi

1. Phạm vi: Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.

2. Đối tượng dự thi

a) Các cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang cư trú tại Việt Nam quan tâm đều có thể nộp sản phẩm tham dự Cuộc thi (sau đây gọi chung là tác giả); các cá nhân chưa đủ 18 tuổi khi tham dự Cuộc thi phải được sự đồng ý của người giám hộ;

b) Thành viên của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức, Hội đồng đánh giá không được phép dự thi.

3. Hình thức dự thi: Các tác giả có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc nhóm tác giả. Một nhóm tác giả không quá 03 (ba) thành viên.

Điều 3. Sản phẩm dự thi

1. Sản phẩm dự thi là thiết bị dạy học được xây dựng/thiết kế/số hóa để sử dụng hoàn toàn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ cho công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên. Cụ thể:

a) Tư liệu dạy học: Bộ tranh ảnh, video clip;

b) Phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo;

c) Thiết bị thí nghiệm thực hành được kết nối và có thể tương tác được trên máy tính;

d) Các sản phẩm không thuộc điểm a, b, c của khoản 1 Điều này nhưng có thể sử dụng trên môi trường số để tăng cường sự trải nghiệm của người học và có thể thay thế thiết bị dạy học truyền thống.

2. Yêu cầu về sản phẩm dự thi

a) Sản phẩm dự thi phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ và sư phạm, phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GDĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở và Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông;

b) Sản phẩm có thể thay thế các thiết bị dạy học truyền thống hoặc những thiết bị thí nghiệm/dụng cụ thí nghiệm không thể sử dụng được trong lớp học;

c) Sản phẩm dự thi không vi phạm các quy định Luật sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan (nếu có).

Điều 4. Thời gian tổ chức Cuộc thi

1. Thời gian tiếp nhận sản phẩm dự thi từ ngày 01/7/2022 đến hết ngày 15/8/2022.

2. Thời gian hoàn thành việc đánh giá sản phẩm ở Vòng Sơ khảo: trước ngày 01/10/2022.

3. Thời gian tiếp nhận bình chọn của xã hội đối với các sản phẩm dự thi tại website của Cuộc thi từ ngày 10/10/2022 đến 25/10/2022.

TT

Tiêu chí đánh giá

Nội dung tiêu chí

Điểm tối đa

1

Tính khoa học

a) Bám sát yêu cầu về thiết bị dạy học tối thiểu và nội dung giảng dạy

10

b) Thể hiện được mục đích, yêu cầu của bài học mà sản phẩm hướng đến

10

c) Tính chính xác về khoa học

10

2

Tính sư phạm và thẩm mỹ

a) Tính trực quan, định hướng hoạt động nhận thức tích cực và kích thích khả năng sáng tạo, tư duy học tập của người học

10

b) Nội dung kiến thức có thể truyền tải

10

c) Khả năng tương tác với người học

5

3

Tính sáng tạo và ứng dụng linh hoạt

a) Ý tưởng thiết kế

10

b) Sản phẩm có thể sử dụng cho nhiều lớp học, môn học và các chủ đề dạy học khác nhau

10

c) Sản phẩm có thể sử dụng cho nhiều phương thức, phương pháp dạy học khác nhau

10

4

Tiêu chí khác

a) Bảo đảm an toàn; dễ cài đặt, sử dụng; có khả năng tái sử dụng

5

b) Chất lượng âm thanh, hình ảnh của sản phẩm

5

c) Khả năng phát triển sản phẩm sử dụng vào các mục đích khác nhau

5

 

 

TỔNG ĐIỂM

100


Bình luận