Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Hướng dẫn tạo thí nghiệm ảo mang đi dự thi cuộc thi của bộ giáo dục

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 797 lượt xem

So với không gian hạn chế được cung cấp bởi các máy trạm vật lý, các phòng thí nghiệm ảo có thể được sử dụng với công nghệ hiển thị như máy chiếu tương tác hoặc bảng thông minh cho một lớp học. Những thứ này có thể bổ sung cho những cái hiện có hoặc được sử dụng như một bản dự phòng, đặc biệt là cho các môn học mà phòng thí nghiệm trong thực tế không thể thực hiện được vì thiếu nguồn lực và thực hành thực tế.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO dự báo: Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống,  thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”…). Quá trình này dẫn đến sự cần thiết phải nhìn nhận lại giá giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (giáo dục nói chung) dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bản chất của quá trình thực thi các chương trình giáo dục.

Vấn đề định hướng chiến lược, định vị bản chất thực của giáo dục càng trở nên cấp thiết: cần phải đào tạo, hình thành và phát triển những con người của xã hội, cho xã hội và vì sự phát triển của xã hội. Một hệ thống nội dung thiếu sự gắn kết trực tiếp với đời sống xã hội, quá hàn lâm, kinh viện, bỏ qua những thứ đang hiện hữu trong cuộc sống sẽ là những rào cản trong quá trình đào tạo ra những con người của xã hội hiện nay.    

Báo cáo tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 tại Davos với sự tham gia của hơn 2500 nhân vật ảnh hưởng và quyền lực nhất thế giới đã chia sẻ con số đáng suy ngẫm: 65% số người học vẫn học những thứ liên quan đến nghề nghiệp tương lai mà hiện nay đã không còn tồn tại; 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ được chuyển sang tự động hóa trong 2 thập kỉ tới và đến năm 2020, hơn 50% nội dung dạy học trong nhà trường các cấp sẽ không còn hữu dụng trong vòng 5 năm sau đó (Klaus Schwab, 2016).

Những sự thay đổi mang tính thách thức toàn cầu hiện nay đang chịu tác động của 4 nhóm yếu tố: i) tác động xã hội; ii) hành động chiến lược; iii) tài năng và nhân lực lao động; iv) tác động công nghệ (Bersin, Deloitte Consulting LLP, 2018). Cũng trong báo cáo này, Tổ chức Deloitte Consulting đã chỉ rõ 7 nhân tố đột phá (disruptors) sẽ xuất hiện trong tương lai gần, bao gồm: sự xuất hiện của công nghệ khắp mọi nơi; cơn bão dữ liệu; sự da dạng và thay đổi nhanh chóng của lớp người thế hệ trẻ; sự thay đổi nhanh chóng về bản chất của nghề nghiệp; trí tuệ nhân tạo, máy tính biết nhận thức và robot; tự động hóa trong công việc; và sự bùng nổ đội quân lao động làm công việc ngẫu nhiên (Deloitte Consulting, 2018).

Không phải ngẫu nhiên khi trong lộ trình tìm kiếm những khả năng dung hòa các yêu cầu của xã hội với năng lực đáp ứng của nhà trường, cơ hội học tập được cung cấp và yêu cầu phát triển cá nhân, công nghệ (mà trước hết là công nghệ thông tin -CNTT) luôn được ưu tiên lựa chọn như một giải pháp “đặt cược niềm tin”! Trong bối cảnh hiện nay, các thành tố cấu thành nên một quá trình giáo dục, nền giáo dục cần được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng giữa sự tích lũy, làm giàu và chia sẻ thông tin, kiến thức phục vụ cho các “công dân số” (digital citizen). Do vậy, sự can dự của CNTT là điều tất yếu để giải quyết “nhóm mâu thuẫn chính” ngày càng sâu sắc giữa:

- Sự gia tăng và dịch chuyển dân số, năng lực nghề nghiệp mới, khả năng thích ứng trước sự thay đổi công việc nhanh chóng (với số lượng việc làm mất đi và xuất hiện trong thời gian rất ngắn, tần suất cao)…với quá trình giáo dục cho mọi người, cho mỗi người và học tập suốt đời;

- Sự công bằng trong tiếp cận và nhu cầu đa dạng, không giới hạn về giáo dục, tiếp cận tri thức mới;

- Tính cạnh tranh về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực (công dân số);

- Quá trình sản xuất của cải và “sản sinh” tri thức; những yêu cầu về năng lực mới của người học trong thế kỉ 21 và sự đáp ứng của các thiết chế giáo dục, đào tạo…

Thiết kế và nghiên cứu về phòng thí nghiệm ảo

Khi thiết kế phòng thí nghiệm ảo, giáo viên cần chú trọng đến việc thúc đẩy việc học tập và thu hút người học theo những cách tương tác và hiệu quả. Giáo viên cần biết cách xác định rõ tính năng đặc biệt của phòng thí nghiệm ảo. Ngoài sử dụng phòng thí nghiệm ảo, giáo viên có thể sử dụng đa phương tiện để kích thích các giác quan của người học. Các công cụ như hình ảnh, bài giảng video, trình diễn và phản hồi cũng rất hiệu quả để kích thích sự tương tác từ người học. Khi thiết kế phòng thí nghiệm mô phỏng, giáo viên cần dựa trên thử nghiệm thực tế và tạo ra các thí nghiệm ảo tương tự để xây dựng kiến thức thực tế hơn cho người học. Giáo viên cần xem xét tính hiệu quả về chi phí, khả năng hoạt động của các công cụ trong cài đặt vào khóa học và cách các công cụ chạy với các trình duyệt, hệ điều hành và thiết bị khác nhau. Điều này sẽ giúp các em học sinh có trải nghiệm tốt hơn.

Cách áp dụng phòng thí nghiệm ảo để dạy học kết hợp

Trong hầu hết các trường hợp, một phòng thí nghiệm ảo được thiết kế chất lượng cần bắt đầu với các khái niệm liên quan đến lịch sử ( Ví dụ như: Lý do vì sao định luật này ra đời? Ai là người tìm ra học thuyết? Các định luật đã thay đổi thế nào trong tiến trình lịch sử?,…) , các thí nghiệm nền tảng và các mô hình đã nghiên cứu về chủ đề này. Các khái niệm nên có hình ảnh động, phòng triển lãm, video, trình bài, thực hành và cách giải quyết vấn đề.

Dự án thiết bị dạy học số Mathenlisa

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội

Hotline : 0948986486

YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=bpsGot0clOA


Bình luận