Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Một số ý tưởng tạo thiết bị dạy học số dự thi môn đạo đức

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 91 lượt xem

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học không còn xa lạ trong giáo dục ở Việt Nam cũng như thế giới. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu thì không phải là điều dễ dàng đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như chúng ta.

Ngoài sự kết hợp giữa nhà trường và giáo viên thì cần có sự kết hợp của các phụ huynh học sinh. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid gây ảnh hưởng thiệt hại nặng nề với toàn bộ kinh tế, xã hội.

Nội dung DANH MỤC thiết bị dạy học môn đạo đức

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu DANH MỤC thiết bị dạy học môn đạo đức để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 3 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview DANH MỤC thiết bị dạy học môn đạo đức

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

  1.2.1. Về  phía học sinh

- Chất lượng giáo dục đạo đức hiện ngay còn bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội. Các thiết bị điện tử thông minh được cha mẹ cho con em sử dụng không kiểm soát, mạng xã hội tràn lan, dẫn đến hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh của giới trẻ.

- Một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, một số gia đình còn khoán trắng, bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái quá mức, dẫn đến một số học sinh chưa có hành vi đạo đức, cách ứng xử đúng đắn.

- Nhiều học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế nên khả năng vận dụng chưa tốt, chưa chuyển hóa thành kĩ năng sống, thành năng lực của bản thân.

- Nội dung chương trình của môn đạo đức còn bó hẹp trong khuôn khổ của một số chuẩn mực hành vi cố định mà chưa mở rộng thêm theo xu hướng của sự phát triển xã hội. Vì vậy, việc tiếp thu những chuẩn mực, hành vi đạo đức của trẻ em trong các nhà trường thông qua các bài giảng đạo đức chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định trong phạm vi của chương trình học .

     1.2.2. Về phía giáo viên giảng dạy

- Giáo viên phần lớn chưa đầu tư quỹ thời gian vào môn học đạo đức bởi tư tưởng cho rằng môn học này là môn phụ, không phải là kiến thức khó đối với học sinh nên chưa chú trọng việc giảng dạy đạo đức cho các em.

- Việc rèn luyện nề nếp cho học sinh đã có nhưng mới chỉ dừng ở mức các hoạt động phong trào bề nổi mà chưa có chiều sâu.

- Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình và sử dụng phương pháp hỏi đáp là chính, ít có điều kiện tổ chức các trò chơi học tập tạo hứng thú cho học sinh, không chú ý đến tính tích cực, năng lực chủ động của học sinh dẫn đến tình trạng học sinh ỉ lại, không tự động não nên chưa đạt hiệu quả trong giảng dạy.

 - Thiếu sót cơ bản trong việc dạy môn Đạo đức hiện nay ở lớp 5 là giáo viên còn tách rời hệ thống tri thức, khái niệm về đạo đức và việc áp dụng chúng vào thực hành giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống dẫn đến hiện tượng học sinh chỉ nắm bài hời hợt mà không hiểu rõ bài đạo đức đó là giúp cho em điều gì trong cuộc sống ...

 - Nội dung liên quan đến phát triển năng lực học sinh ở môn học này cũng đòi hỏi cao ở học sinh và cả ở giáo viên. Trong trường hợp đó đòi hỏi giáo viên không chỉ dừng lại ở trách nhiệm mà phải thực sự tâm huyết với nghề, thực sự hết lòng vì học sinh.

- Đồ dùng thiết bị dạy học còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy - học môn Đạo đức theo phương pháp đổi mới và phát huy tốt năng lực của học sinh.

Về phẩm chất chính trị

  • Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
  • Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Về lối sống, tác phong

  • Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
  • Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
  • Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
  • Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
  • Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
  • Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Về giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

  • Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
  • Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
  • Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
  • Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
  • Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
  • Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
  • Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
  • Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
  • Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

Vì Dạy học là một quá trình có tính mục đích, giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, hình thành kĩ năng hoạt động và những phẩm chất của nhân cách. Mục đích này chỉ đạt được thông quá quá trình dạy học được tổ chức một cách khoa học, có một nội dung hiện đại và với phương pháp khơi dậy tính tích cực cao nhất của người học.

Kế hoạch dạy học bài học môn Đạo đức rất quan trọng vì đây chính là tấm bản đồ, trong đó vạch ra mục tiêu, những phẩm chất năng lực mà học sinh sẽ đạt được, nội dung học sinh cần lĩnh hội và cách làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó một cách hiệu quả trong thời gian trên lớp.

KHDH bài học còn để phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ trong bài học, các loại hoạt động và tương tác diễn ra giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và tài liệu sẽ được sử dụng cho bài học. Vì vậy, rõ ràng một kế hoạch dạy học mở đường cho giáo viên thực hiện bài học đó một cách tốt nhất.

Kết nối cùng phụ huynh học sinh để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy con học tập

Trước đây, việc tìm kiếm tài liệu để thu thập kiến thức được cung cấp chính từ sách giáo khoa và các loại sách tham khảo. Để tìm kiếm được nội dung cần tìm thì phải tìm kiếm và đọc rất lâu.

Hiện nay nguồn kiến thức được cung cấp trực tuyến rất đa dạng, hầu hết những cuốn sách hay đều có trên Internet, chỉ cần gõ từ khóa cần tìm là ra đa dạng kết quả kiến thức cần tìm.

Công nghệ thông tin kết nối kiến thức Công nghệ thông tin giúp kết nối giữa nhiều nguồn kiến thức. Hơn thế nữa, nền giáo dục cần phải chuyển qua từ giáo dục thụ động sang chủ động tức là từ truyền thụ kiến thức thụ động sang phát triển năng lực mỗi cá thể.

Theo đó, người học cần nâng cao tinh thần tự học và tự giải quyết vấn đề được đưa ra. Công nghệ thông tin đảm nhận vai trò cung cấp kiến thức, giúp người giảng dạy lẫn học viên tránh mất thời gian đi tìm tài liệu mà chỉ cần ngồi ở nhà tìm kiếm.

Tạo điều kiện để người học thích ứng nhanh với công nghệ trong tương lai Nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, học sinh sẽ sớm được tiếp cận với thế giới công nghệ. Nhờ đó khơi gợi niềm đam mê học hỏi của các em về lĩnh vực này ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Tạo điều kiện cho các em chinh phục nền công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển trong tương lai.


Bình luận