Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Một số ý tưởng tạo thiết bị dạy học số dự thi môn lịch sử

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 379 lượt xem

Câu hỏi thảo luận nhóm của môn lịch sử không nên yêu cầu trình bày sự kiện diễn ra như thế nào mà nên đặt câu hỏi tại sao? Nguyên nhân? Tác dụng của sự kiện? Em hãy nhận định, đánh giá vấn đề lịch sử,…

Đối với phương pháp đóng vai là phương pháp trong môn Lịch sử nên thực hiện nhiều hơn nhằm tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, tuy vất vả, mất thời gian nhưng việc tiếp thu hiệu quả cao, học sinh thích thú.

Để thực hiện tốt điều này thì trong từng phương pháp dạy học cụ thể giáo viên cần phải chú ý thực hiện đúng quy trình thực hiện phương pháp tích cực hiệu quả:

Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp nhiều bộ môn sử dụng, đối với môn Lịch sử cũng rất cần vận dụng vào nhiều tiết dạy học để phát huy tính tính cực.

Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp dạy học nhóm. Số lượng học sinh trong nhóm nên từ 4 đến 8 học sinh để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều chủ động làm việc và phát huy lợi thế, quan điểm của mình.

Nhiệm vụ thảo luận của nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau. Cần quy định rõ thời gian thảo luận và thời gian trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm. Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày bằng nhiều hình thức như: sơ đồ tư duy, hình vẽ, tóm tắt.

Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên đi vòng quanh quan sát, động viên và hướng dẫn học sinh thảo luận tập trung vào vấn đề

1. Ai là ai? Học sinh đứng xếp thành từng cặp và phát cho mỗi cặp một tờ giấy note màu vàng. Học sinh viết lên tờ giấy note một từ hoặc một nhân vật/ sự kiện có liên quan đến bài học. Tờ giấy note được dán lên trán của người đối diện. Học sinh đó phải đoán xem nhân vật hoặc sự kiện đó là gì?

2. Đuổi hình bắt chữ. Giáo viên chọn một hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học và sử dụng các miếng ghép để che đi hình ảnh đó. Mỗi miếng ghép tương ứng với một câu hỏi. Khi học sinh trả lời được câu hỏi, miếng ghép sẽ được lật mở. Người đầu tiên đoán được hình ảnh mà giáo viên chọn là người chiến thắng!

3. Đi tìm “một nửa”. Giáo viên viết tên các nhân vật, sự kiện hoặc thời gian lên các tờ giấy riêng lẻ. Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy, đảm bảo mỗi thông tin về nhân vật sẽ có một sự kiện tương ứng. Học sinh sẽ di chuyển quanh lớp để tìm kiếm xem bạn nào đang sở hữu “nửa còn lại” của mình.

4. Chín (9) ô vuông. Viết chín từ khóa (nhân vật hoặc sự kiện) đã học trong bài học trước, vào các ô trống trên bảng. Yêu cầu học sinh đặt một câu (chính xác về mặt lịch sử) gồm ít nhất ba từ khóa theo hàng ngang/dọc/chép hoặc viết một đoạn văn ngắn sử dụng tất cả các từ.

5. Trò chơi bingo! Yêu cầu học sinh viết 9 thuật ngữ vào 9 ô vuông. Giáo viên sẽ đọc các định nghĩa cho thuật ngữ/khái niệm. Học sinh sẽ đánh dấu vào những thuật ngữ mình đã xác định được. Nếu học sinh nào đánh dấu được 3 từ liên tiếp theo hàng ngang, dọc hoặc chéo, học sinh đó sẽ hô BINGO và là người giành phần thắng.

6. Thử tài đoán vật. Giáo viên sẽ lựa chọn các đồ vật, gắn với các nhân vật, sự kiện sẽ xuất hiện trong bài học và đặt vào trong một chiếc hộp. Học sinh sẽ cho tay vào bên trong của chiếc hộp và chọn một đồ vật. Học sinh phải mô tả để các bạn khác đoán được đồ vật này là gì. Nếu các bạn trong lớp đoán được đồ vật đó, học sinh sẽ là người thắng cuộc.

7. Câu hỏi thử thách. Giáo viên sẽ đặt một chuỗi các câu hỏi và yêu cầu học sinh phải trả lời mà không được sử dụng “có” hoặc “không” trong câu trả lời của mình.

8. Sử dụng hình ảnh. Giáo viên chọn một bức ảnh và yêu cầu học sinh mô tả những gì nhìn thấy trong bức ảnh đó. Học sinh sẽ dự đoán mối quan hệ giữa bức ảnh và nội dung của bài học.

9. Nối danh nhân và danh ngôn. Hãy chọn một số nhân vật lịch sử tiêu biểu mà học sinh đã học, và một số câu danh ngôn tiêu biểu. Học sinh sẽ làm nhiệm vụ nối giữa câu danh ngôn với danh nhân và giải thích. (lưu ý, học sinh phải giải thích dựa trên các kiến thức đã học liên quan đến nhân vật. Giáo viên có thể lựa chọn những câu danh ngôn ít phổ biến để tăng tính thử thách cho học sinh).

10. Từ điển thuật ngữ. Yêu cầu mỗi học sinh có một cuốn sổ trắng nhỏ để làm từ điển thuật ngữ cá nhân. Mỗi khi có một khái niệm hoặc thuật ngữ mới, học sinh sẽ viết lại thuật ngữ và cách giải thích thuật ngữ vào cuốn sổ.

11. Timeline Lịch sử: Giáo viên viết các sự kiện lên các tấm thẻ. Phát các tấm thẻ cho mỗi học sinh. Yêu cầu học sinh di chuyển sắp xếp theo trật tự thời gian và giải thích. Để hoạt động tăng phần thú vị, giáo viên có thể chia lớp học thành hai hoặc 3 đội để thi đua với nhau.

12. Quay lưng giải thích từ khóa: Hai học sinh sẽ ngồi quay lưng lại với nhau, một người sẽ biết được nội dung của từ khóa. Nhiệm vụ của học sinh này là phải giải thích để bạn mình đoán được từ khóa đó là gì. (Lời giải thích không được chứa nội dung từ khóa và không được sử dụng tiếng lóng hoặc ngoại ngữ)

13. Trò chơi tennis: Giáo viên chia lớp thành hai đội và cử một người làm trọng tài giống như trong trò chơi tennis. Giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề, đội 1 đưa ra từ khóa liên quan đến chủ đề đó. Đến lượt đội 2 phải đưa ra được một từ khóa khác cũng liên quan đến chủ đề. Nếu không đưa ra được, có nghĩa là mất lượt, điểm lại cộng cho đội 1. Cứ như vậy, với các chủ đề khác nhau, học sinh sẽ lần lượt ôn tập lại nội dung của bài hôm trước. (nhiệm vụ của trọng tài là ghi và thông báo điểm của các đội.

14. Chữ cái đại diện. Giáo viên viết các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt từ A – Y lên các tấm thẻ và đặt trong chiếc hộp. Học sinh sẽ bốc ngẫu nhiên một chữ cái và phải tìm từ khóa có liên quan đến chủ đề bắt đầu bằng chữ cái đó. Ví dụ: chủ đề là Hồ Chí Minh, học sinh bốc được chữ cái R => học sinh phải nói được từ khóa “Ra đi tìm đường cứu nước”.

15. Ném bóng trả lời câu hỏi. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học trước hoặc bài học mới. Giáo viên dùng quả bóng mềm ném đến học sinh nào, học sinh đó phải đưa ra câu trả lời, sau khi học sinh trả lời, sẽ ném quả bóng đến một học sinh khác, học sinh đó lại trả lời câu hỏi tiếp theo của giáo viên. Cứ như vậy, trò chơi tiếp diễn cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại của giáo viên.


Bình luận