Giáo viên có thể điều hành lớp học và giám sát bài học trên máy của học sinh được chọn hoặc tất cả các máy học sinh trong lớp chỉ với một vài thao tác đơn giản trên máy của giáo viên. Học sinh có thể dễ dàng luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ nhờ hệ thống âm thanh chất lượng cao của phòng học, thảo luận nhóm, thảo luận theo chủ đề được tạo qua phần mềm quản lý lớp học.
1 ) Các loại biểu đồ chính thường dùng:
Biểu đồ hình khối; biểu đồ biểu bảng.
2) Mẫu:- Thường dùng biểu đồ với nội dung: Khái quát, tổng kết; diễn tả khái niệm trừu tượng,
- Yêu cầu: Chuẩn bị kĩ lưỡng, chính xác; đảm bảo lô gic hợp lí, nội dung và hình thức phù hợp.
Ví dụ: Sơ đồ các kiểu câu đơn đã học ( SGK Ngữ Văn 7, tập hai, tr. 132 )
3) Sử dụng bảng:
Gồm các loại thường dùng:
+ Bảng viết chính;
+ Bảng viết phụ: bảng lật, biểu bảng;
- Bảng viết:
+ Đặc điểm bảng viết: Cố định, dùng phấn viết; phương tiện chính trong dạy học.
+ Sử dụng:
Chia 3 cột:
Cột 1, cột 2: ghi kiến thức cơ bản ( Không xoá )
Cột 3: như bảng nháp ( xoa thường xuyên ).
+ Yêu cầu:
. Chữ viết đẹp đảm bảo rõ ràng thẳng hàng, đẹp;
. Khoa học, ý mạch lạc, đầy đủ, không vừa viết vừa “ trò chuyện với bảng”;
. Không che chắn những gì đang viết;
. Gạch chân ý lớn;
. Vùng khó khăn có thể ghi nhiều hơn kể cả ghi lại ý chốt của giáo viên từng phần;
. Nội dung không quá sơ sài , ngược lại không quá nhiều.
Về đổi mới cách dạy và cách học môn Ngữ văn, tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh; nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Ngoài ra, xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.
Đối với dạy đọc, xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản; thông qua đó hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh. Coi ngữ liệu là phương tiện và việc tìm hiểu ngữ liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản.
Sử dụng một số thiết bị hiện đại
1) Máy chiếu:gồm đầu máy, giấy trong, màn hình.
- Thiết kế phô li: tiêu đề, lô gô; ít chữ, ít hàng; chọn lựa nội dung; hình ảnh, sơ đồ thống nhất; kiểu chữ co chữ, màu sắc.
- Nên sử dụng như thế nào trong các tiết dạy học Ngữ văn ?
+ Sử dụng để chuyển tải: Các mô hình khái quát; các tổng hợp; các ngữ liệu; các trình bày của học sinh; các nhấn mạnh.
+ Sử dụng nhiều trong các phân môn: Tiếng Việt, Làm Văn.
+ Không lạm dụng trong các tiết dạy Văn, vì tiết văn có những đăc điểm riêng
2 ) Máy đa năng:là thiết bị kết hợp với máy tính để trình chiếu, chuyển tải, hỗ trợ các nội dung dạy học.
_ Máy đa năng khi sử dụng phải kèm theo các thiết bị khác: màn chiếu, máy vi tính, giá đỡ,
_ So với máy chiếu, máy đa năng có khả năng chuyển tải phong phú, sinh động có sức hấp dẫn hơn rất nhiềy do tính “ động” của máy tạo ra. Máy đa năng tạo khả năng tương tác, có nhiều tiện ích và đạt được đa mục tiêu trong dạy học. Người giáo viên phải sử dụng và tiếp cận thành thạo phương tiện dạy học này.