Phương pháp giảng dạy đổi mới chuyển từ chương trình giáo dục tập trung vào nội dung sang chương trình giáo dục tập trung vào kỹ năng cho người học. Để đảm bảo điều này, chúng ta cần chuyển từ dạy học “một chiều” sang dạy cách học, vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Tăng cường học tập nhóm và cập nhật mối quan hệ giáo viên-học sinh để hợp tác là điều quan trọng để phát triển các kỹ năng xã hội.
Ngoài việc học các kiến thức và kỹ năng riêng lẻ của một chuyên ngành, cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn để phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp.
Xác định mục tiêu và kiến thức cho bài giảng
Bước đầu tiên của quy trình chính là xác định được mục tiêu học tập. Tùy thuộc vào từng đối tượng người học khác nhau mà bài giảng khi được xây dựng cần hướng tới kiến thức gì, có yêu cầu cụ thể ra sao. Xác định được rõ ràng giúp quá trình thiết kế bài giảng E-learning được thực hiện tốt, có được độ chính xác cao.
Trước tiên, tham khảo kỹ sách giáo khoa để có dược những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó, tham khảo thêm tài liệu để mở rộng hơn nữa nội dung bài học.ơ Xác định mục tiêu cho từng bài giảng, cũng như thái độ, kiến thức và kỹ năng được thực hiện dễ dàng.
Xây dựng tư liệu cho từng bài giảng
Kho tư liệu xây dựng có thể từ tìm kiếm trên mạng internet, phần mềm dạy học, hoặc tự tạo ra,… đảm bảo chất lượng, nội dụng đầy đủ, thẩm mỹ cao. Thu thập đầy đủ, chi tiết dữ liệu hỗ trợ giúp quá trình thiết kế giáo án điện tử được thực hiện tốt, diễn ra thuận lợi. Sắp xếp tài liệu thành thư viện, thành một cây thư mục sao cho hợp lý nhất đảm bảo quá trình sử dụng, tìm kiếm thông tin khi cần được thực hiện ttoos.
Xây dựng kịch bản giảng dạy để thiết kế bài giảng phù hợp
Tuân thủ theo nguyên tắc sư phạm là điều cần chú ý khi xây dựng kịch bản cho bài giảng. Cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản, đảm bảo được mục tiêu giảng
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên (GV) và cán bộ quản lí giáo dục.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Bài viết xin đề cập đến vấn đề này trên góc nhìn một giờ học tốt theo định hướng đổi mới PPDH.
dạy từ kiến thức cho tới kĩ năng. Không chỉ vậy, tuân thủ các bước của nhiệm vụ dạy học từ xây dựng từng bước, xây dựng tương tác giữa giáo viên và học sinh, cũng như xây dựng hệ thống câu hỏi, tiến hành lắp ghép các bước. Tất cả tạo nên quá trình dạy học hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Công cụ:
- Máy tính để bàn hoặc laptop được trang bị micro và webcam.
- Phần mềm Adobe Presenter tích hợp với Ms PowerPoint.
- Ms PowerPoint để soạn bài trình chiếu.
- Ảnh của giáo viên.
- Hình ảnh, video, thí nghiệm phục vụ thiết kế bài giảng điện tử e-Learning.
Hướng dẫn cài đặt phần mềm:
- Bước 1: Nhấn chọn vào Next.
- Bước 2: Nhập key (Sử dụng tổ hợp phím Ctrl +V, để sao chép key).
- Bước 3: Nhấn vào Next.
- Bước 4: Nhấn chọn tiếp vào Next.
- Bước 5: Nhấn chọn Install.
- Bước 6: Nhấn chọn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt.
Cấu trúc bài giảng:
Thiết kế bài giảng e Learning cần đảm bảo về cấu trúc của một bài giảng. Bao gồm:
Trang mở đầu: Bao gồm tên bài giảng và tên giáo viên giảng dạy, thông báo về bản quyền (copyright) nếu thấy cần thiết.
Trang mục tiêu bài giảng.
Trang nội dung bài giảng: Xây dựng các câu hỏi tương tác. Nội dung bài giảng được truyền tải dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video, bài tập về nhà…
Tài liệu tham khảo: Bao gồm tài liệu dưới định dạng .doc hoặc đường dẫn liên kết tới các trang web, hình ảnh khác.
Trang kết thúc: Cám ơn.