Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Thiết kế đồ dùng dạy học kỹ số cho môn Lý

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 39 lượt xem

Khuyến khích các hoạt động, tính  tự giác và sáng kiến ​​của người học, đồng thời hình thành và phát triển khả năng  tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, truy xuất thông tin, v.v.), dựa trên  đó là các phẩm chất linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

Ý tưởng của Sự nuôi dưỡng. Tại thời điểm thực hiện, bạn có thể  linh hoạt lựa chọn giữa phương pháp chung và phương pháp dành riêng cho đối tượng. Tuy nhiên, dù sử dụng  phương pháp nào cũng phải đảm bảo  nguyên tắc học sinh giải quyết các nhiệm vụ nhận thức một cách độc lập dưới sự  hướng dẫn tổ chức của giáo viên.

Vật lí là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lí gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại trực tiếp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Môn Vật lí ở trường phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức Vật lí cơ bản ở học sinh. Nhiệm vụ quan trọng cấp bách hàng đầu của các trường học hiện nay là việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Riêng với môn Vật lí làm thế nào để phát huy tính tích cực trong học tập và việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu một khâu rất quan trọng, đó là việc giáo viên phải có kĩ năng làm và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản rẻ tiền phục vụ cho việc giảng dạy của mình.

          Các hiện tượng và quá trình Vật lí được đề cập trong sách giáo khoa Vật lí THCS thường rất gần gũi với chúng ta và luôn xảy ra trong đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Vì thế để tái tạo hoặc kiểm chứng lại chúng không cần đòi hỏi phải có những dụng cụ phức tạp tinh vi. Trái lại, với những dụng cụ đơn giản dễ kiếm, những dụng cụ được dùng trong đời sống hàng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra  những thí nghiệm có sức thuyết phục cao đối với học sinh. Trên cơ sở đồ dùng dạy học mặc dù đã được trang bị nhưng vẫn chưa đủ và do quá trình sử dụng bị hư hỏng, thất thoát nên việc tự trang bị cho mình những đồ dùng dạy học là rất cần thiết mà mỗi giáo viên cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học.

              Đối với việc giảng dạy môn Vật lý thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một việc không thể thiếu được trong quá trình dạy học bởi vì đặc thù của môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, các tri thức khoa học được rút ra từ việc quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin và làm thí nghiệm để khẳng định sự đúng đắn của tri thức khoa học. Muốn vậy thì các giáo viên phải khai thác triệt để có kỹ năng sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có và phải luôn năng động, sáng tạo, làm thêm các thiết bị cần thiết chưa có để bài giảng thêm phong phú sinh động, cuốn hút gây hứng thú đạt hiệu quả cao về chất lượng, đảm bảo về nội dung chương trình mục tiêu giáo dục .Mặt khác các em sẽ có hứng thú tinh thần học bài, tìm thấy cái lí thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn và phát huy tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

* Đối với giáo viên:

Giáo viên thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu của sách giáo khoa, sách giáo viên hướng dẫn, tận dụng tối đa tính năng của từng dụng cụ, cụ thể như sau:

-  Một số thí nghiệm trong chương trình Vật lý 7 cần sử dụng nguồn điện là pin, để khỏi phải tốn chi phí, tôi sử dụng bộ biến thế nguồn của Vật lý 9.

- Sử dụng nam châm thẳng, nam châm điện của Vật lý 9 áp dụng cho Vật lý 7.

- Bộ lắp nguồn điện là pin của Vật lý 9 sử dụng chung cho Vật lý 7. . .Tóm lại, dụng cụ thí nghiệm ở chương điện học lớp 7 được thay thế hoặc sử dụng chung thí nghiệm phần điện Vật lý lớp 9.

 Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dụng cụ thí nghiệm Vật lý giáo viên thường gặp một số  trường hợp khó khăn như sau:

- Dụng cụ bị hỏng nhiều nên một số thí nghiệm không đủ dụng cụ thí nghiệm cho nhiều nhóm.

- Dụng cụ tương đối đầy đủ nhưng chất lượng không được cao nên thí nghiệm cho kết quả thường thiếu chính xác.

- Một số đồ dùng thí nghiệm được cấp về lại không khớp hình vẽ sách giáo khoa làm cho việc lắp ráp thí nghiệm gặp khó khăn.

- Một số thí nghiệm nếu mà trình bày theo hình vẽ trong sách giáo khoa thì sẽ khó đưa ra kết quả mong muốn.

- Phong trào tự làm đồ dùng dạy học thì diễn ra thường xuyên, định kì nhưng chất lượng đồ dùng thì lại không cao, thời gian sử dụng ngắn.

*  Đối với học sinh:

- Một số dụng cụ thí nghiệm phức tạp, học sinh không biết cách sử dụng, ngại bị hư hỏng hoặc bị lúng túng trong quá trình sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thực hành.

- Tình trạng chung hiện nay là học sinh thụ động nên ý thức về việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm trong tiết học còn xem nhẹ.

- Học sinh chưa tích cực, không chịu khó nghiên cứu trước nội dung của bài mới nên chưa tự mình làm thí nghiệm được để rút ra kiến thức. Do đó kết quả chất lượng giờ học Vật lý thật sự chưa mang lại hiệu quả cao.

 

Dao động tắt dần.

Sửa xe máy

Kiểm tra giảm xóc.

Dao động tắt dần

Dịch vụ dân sinh…

 

Đặc trưng vật lí, sinh lý của âm

Làm đàn, nhạc cụ dân tộc

Kiểm tra cộng hưởng và âm sắc của đàn.

Đặc trưng vật lí, sinh lý của âm

- Làng nghề

- Dịch vụ du lịch, giải trí…

 

Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở.

Điện dân dụng.

Kiểm tra dây đốt của bàn là, nồi cơm điện.

Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều.

- Các công ty, doanh nghiệp tải điện và cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ v.v...

- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp truyền tải điện;

- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...

 

Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều.

Điện dân dụng.

Kiểm tra chỉ số công tơ điện.

Công và công suất dòng điện xoay chiều A = Pt.

 

Máy biến áp

Điện dân dụng.

Chế tạo, sửa chữa ổn áp Lioa, survolter, máy nạp ăc quy.

Máy biến áp.

 

Máy phát điện xoay chiều

Điện dân dụng.

Sửa chữa máy phát điện cớ nhỏ.

Máy phát điện xoay chiều.

 

Mạch dao động

Điện tử.

Kiểm tra mạch dao động của máy thu thanh VTĐ.

Mạch dao động.

 

Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

Điện tử.

Kiểm tra các tầng của máy phát, thu VTĐ.

Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

- Đài truyền hình, phát tín hiệu …

- Thông tin liên lạc…

- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...

 

Tán sắc ánh sáng, máy quang phổ

Sơn

Chế các màu sơn dựa vào phân tích quang phổ.

Tán sắc ánh sáng.

- Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kĩ thuật v.v...

- Các công ty, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ v.v...

- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp;

- Dịch vụ y tế…

 

Tia X

Chụp, chiếu X quang

Chụp, chiếu X quang, chữa ung thư nông.

Cơ chế phát tia X, các tác dụng của tia X.

 

Hiện tượng quang điện trong

Điện tử.

Kiểm tra các cảm biến nhiệt, pin qunag điện.

Quang dẫn.

 

Hiện tượng quang - phát quang

Sơn.

Chế tạo sơn phát quang

Hiện tượng quang - phát quang

 

Sơ lược về laze

Y

Vi phẫu

Tác dụng của laze.

Thông tin liên lạc, cơ khí chính xác, điện tử…

Truyền thông tin, khoan, cắt chính xác, kiểm tra mắt đọc CD,...

 

Đồng vị phóng xạ nhân tạo

Y

- Theo dõi sự vận chuyển thuốc trong sinh vật.

- Chữa ưng thư bằng Co60.

Các loại phóng xạ.

- Bệnh viện;

- Dịch vụ y tế…

 

Dự án thiết bị dạy học số Mathenlisa

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội

Hotline : 0948986486

YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=bpsGot0clOA


Bình luận