Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Cách chuyển đổi số bài giảng hay hấp dẫn

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 29 lượt xem

Đối với mỗi một giáo viên, ai cũng mong muốn tạo ra một buổi học đầy hứng thú, giúp học sinh tiếp thu nhanh các kiến thức mà mình truyền đạt. Điều này luôn thôi thúc những người “lái đò” tìm kiếm các cách giảng bài hay, hấp dẫn và hiệu quả, giúp học sinh hứng thú với mỗi buổi học. 10 cách dưới đây là gợi ích hoàn hảo cho những tiết học thêm thú vị hơn.

Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời1.

Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university).

- Tăng cường chất lượng công tác dự báo (nhờ công nghệ như Big data, AI, Blockchain), hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng đi trước một bước. Trong đó chú trọng chính sách hoàn thiện CSDL quản lý giáo dục, theo các quy định về chia sẻ, khai thác dữ liệu; hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển hình thức dạy - học trực tuyến qua mạng; chính sách quản lý các khóa học trực tuyến đảm bảo chất lượng thông qua các quy định về điều kiện mở trường mở lớp, thẩm định cấp phép nội dung, kèm theo chế tài phù hợp, tránh tình trạng mất kiểm soát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ và huy động nguồn lực xã hội hóa cùng tham gia thực hiện.

- Thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ dạy - học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học) ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học gắn với việc thẩm định nội dung, kết nối, chia sẻ học liệu giữa các địa phương, nhà trường; hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn ngành, liên kết với quốc tế, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền; tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

- Triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình, giáo viên giảng viên, học sinh sinh viên; phát triển các khóa học trực tuyến mở, hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam; triển khai hệ thống học tập trực tuyến dùng chung toàn ngành phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học cho các vùng khó khăn.

- Học trực tuyến E–learning

- Học tập thông qua các dự án

- Học bằng ứng dụng thực tế ảo

- Các lớp học về Lập trình, STEM, STEAM,

- Các lớp học Tiếng anh công nghệ

- Ứng dụng công nghệ trong quản lý

Hiện nay, phần mềm quản lý tài liệu đã được nhiều trường học áp dụng, việc này sẽ giúp cho người học dễ dàng tra cứu thông tin mà không cần phải đến thư viện. Ngoài ra, khi có bất cứ thắc mắc nào, sinh viên cũng không cần trực tiếp đến trường để tham khảo ý kiến của thầy cô mà có thể trao đổi thông qua lớp học trực tuyến.

  • Ong đi tìm nhụy: Giúp ôn bài cũ môn Toán hiệu quả, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
  • Nghe đọc đoán tên bài: Phù hợp để ôn lại bài môn Tiếng Việt, giúp rèn luyện khả năng đọc, nghe và ghi nhớ.
  • Gió thổi: Rèn luyện tính phản xạ, giúp học sinh tỉnh táo, vui vẻ trước khi buổi học bắt đầu.

Muốn buổi học có hiệu quả tốt thì giữa giáo viên và học sinh cần có sự tương tác qua lại. Nếu giáo viên cứ chăm chú giảng, nói và nói liên tục, còn học sinh chỉ nghe và ghi chép thì vô hình chung buổi học đó rất nhàm chán.

Để khắc phục điều này, một trong những cách giảng bài hay mà giáo viên có thể linh động áp dụng là sử dụng thêm các câu chuyện, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học, giúp học sinh cảm thấy mới mẻ và thú vị hơn.

Thay vào việc chỉ chăm chăm nhìn và ghi chép, khi lắng nghe bạn kể chuyện, đặc biệt là những mẩu chuyện có yếu tố tấu hài hước, không khí buổi học sẽ trở nên vui vẻ. Từ đó, áp lực học tập sẽ được giảm xuống đáng kể, giúp các em tỉnh táo và tiếp thu nhanh nội dung bài giảng hơn.

Việc lồng ghép các câu chuyện và hình ảnh minh họa vào nội dung bài giảng làm tăng sự kết nối giữa giáo viên và học sinh. Tùy vào mỗi bộ môn, khả năng tiếp thu của học sinh, thầy cô có thể lựa chọn sử dụng câu chuyện, hình ảnh phù hợp, giúp tạo hiệu ứng tốt và tăng mức độ truyền tải nội dung bài học.

Việc này đòi hỏi người giáo viên phải linh động và có nhiều kỹ năng để dẫn dắt học sinh trong suốt bài học.

Muốn bài giảng của mình được suôn sẻ và có tính hiệu quả cao, mọi giáo viên đều cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng giáo án trước giờ lên lớp. Giáo án hời hợt, không trọng tâm, logic sẽ khiến chất lượng bài giảng không đảm bảo, khiến các kiến thức trở nên dài dòng, lan man, làm học sinh khó hiểu và nhàm chán.

Do đó, giáo án cần đi đúng trọng tâm nội dung của bài học hôm đó. Giáo viên phải nắm rõ mục đích cũng như những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau buổi học để đúc kết cho nội dung của giáo án. Giáo án nên ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các ý chính và nắm rõ nội dung bài học, có cách dẫn dắt hợp lý giúp các em hiểu bài nhanh hơn.

Một cách giảng bài hay, thiết thực và rất hiệu quả chính là giáo viên trở thành hình mẫu cho học sinh noi theo. Giáo viên được ví như những người lái đò thầm lặng, đưa học sinh cập bến tri thức, trở thành những công dân tốt cho xã hội, đất nước.

Người mà học sinh luôn yêu quý và xem như tấm gương mẫu mực nhất để noi theo không ai khác là các thầy, các cô. Do đó, những người thầy, người cô cần trở thành tấm gương sáng để học trò noi theo. Người giáo viên cần chú ý đến những chuẩn mực đạo đức, cư xử văn minh, có văn hóa không chỉ ở trường học, gia đình mà còn ở ngoài xã hội.


Bình luận