Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Chương trình tập huấn chuyển đổi số bài giảng

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 113 lượt xem

Để hiểu rõ về số hóa bài giảng, ta nên xuất phát từ khái niệm chung nhất: số hóa tài liệu. Số hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi các tài liệu truyền thống (giấy, băng đĩa….) sang dạng kỹ thuật số có thể lưu trữ trên máy tính.

Số hóa bài giảng e-Learning là một phạm vi hẹp hơn của số hóa đào tạo. Tài liệu ở đây chỉ các tài liệu phục vụ cho việc đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp. Với việc số hóa này, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ nhận được rất nhiều lợi ích về cả chất lượng đào tạo lẫn chi phí cần bỏ ra.

Tiết kiệm chi phí và sử dụng lâu dài

Tính kinh tế là lợi ích đầu tiên mà số hóa bài giảng mang lại cho doanh nghiệp. Đối với phương pháp truyền thống, doanh nghiệp cần phải mở lớp đào tạo đối với từng nhóm đối tượng, chi phí thuê giảng viên chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn vững chắc, có khả năng truyền đạt cao. Ngoài ra, các chi phí khác như địa điểm, di chuyển, in ấn… cũng là các khoản chi đáng kể khi áp dụng hình thức đào tạo này.

Số hóa bài giảng là cách thức sẽ giúp doanh nghiệp có thể tái sử dụng tài liệu đào tạo nhiều lần trong khi chỉ mất chi phí xây dựng 1 lần duy nhất. Tất cả các chi phí kể trên đều được giải quyết một cách tối ưu.

Chuẩn hóa tri thức và cập nhật nhanh chóng

Một chức năng số hóa bài giảng khác khẳng định tầm quan trọng của phương pháp này là chuẩn hóa và đồng bộ hóa kiến thức. Số hóa bài giảng loại trừ các sai khác về nội dung giảng dạy truyền thống, vốn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan từ phía giảng viên.

Với các tài liệu đào tạo đã được số hóa, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được tính chuẩn hóa và đồng bộ ở mức cao nhất. Ngoài ra, khi có nhu cầu cập nhật thông tin, kiến thức mới cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn, không có độ trễ giữa các phòng ban, khu vực khác nhau.

Nội dung hấp dẫn và định dạng mới mẻ

Bài giảng số hóa luôn được đánh giá cao về tính hiện đại, tập trung vào việc đưa thông tin đến người học một cách hấp dẫn nhất mà vẫn không làm mất đi tính tương tác, vốn là một mối lo khi triển khai đào tạo trực tuyến.

Về mặt nội dung, bài giảng thường được xây dựng bởi đội ngũ giàu chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy. Các nội dung này sẽ được truyền tải thông qua nhiều định dạng mới mẻ như slideshow, gamification, tương tác, video…. nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, gây được sự hứng thú và khơi dậy khả năng tiếp thu chương trình đào tạo.

Ngoài những chức năng trên, số hóa bài giảng còn thể hiện sự chuyên nghiệp, hiện đại của doanh nghiệp và bắt kịp xu hướng hội nhập trong kỷ nguyên số 4.0 hiện nay, thể hiện doanh nghiệp có tầm nhìn về chiến lược đào tạo nội bộ. 

 

Trong khuôn khổ của hội thảo các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tập trung vào ba nhóm vấn đề liên quan đến thực trạng và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam gồm: Ứng dụng cấu trúc chuyển đỏi số trong giáo dục và đào tạo; Chuyển đổi số trong dạy học giáo dục (số hóa học liệu, bài giảng điện tử…); Mô hình và giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Các ý kiến tại hội thảo khẳng định, chuyển đổi số không chỉ là vấn đề của một tổ chức, một cá nhân hay một trường học, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Do đó, giáo dục và đào tạo không thể nằm ngoài quy luật chuyển đổi để kịp thời nắm bắt những thành tựu của khoa học kỹ thuật, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao chất lượng dạy và học.

Một số ý kiến cho rằng, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần một nhận thức xuyên suốt và toàn diện. Thực chất trong quá trình vừa qua, chuyển đổi số đã được quan tâm thực hiện, nhất là dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học đã có những chuyển biến to lớn. Bộ GDĐT cũng có nhiều văn bản, hướng dẫn để áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong dạy và học.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có gần 1,4 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, do đó, để thực hiện được chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là một thách thức khổng lồ. Để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo ở nước ta một cách thực chất thì cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và sự thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục đến từng thầy giáo, cô giáo, giảng viên và học sinh, sinh viên.

Trong giai đoạn hiện nay khi giáo dục Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc bồi dưỡng giáo viên cũng đang được Bộ GDĐT áp dụng công nghệ thông tin, thành tựu của chuyển đổi số để thực hiện, mang lại hiệu quả và tiết kiệm được chi phí, thời gian bồi dưỡng.

Nếu như trước đây, tài liệu bồi dưỡng được in trên giấy, gây khó khăn cho việc nghiên cứu thì nay các tài liệu, học liệu bồi dưỡng này được số hóa và lưu trữ trên các không gian ảo. Hệ thống này sẽ được truy cập không giới hạn các khoá học. Tài liệu hướng dẫn mọi lúc, mọi nơi dành cho tất cả giáo viên. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được tổ chức theo phương thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp thông qua lớp học ảo.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số xu hướng CĐS ở các trường đại học lớn trên thế giới cũng như những hiệu quả mà CĐS có thể mang lại:

- Mở rộng đối tượng người học, gia tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng cách kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp; giảm chi phí nhưng tăng chất lượng đào tạo.

- Thu thập và phân tích dữ liệu lớn của người học để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, từ đó có những điều chỉnh về chính sách, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học cũng như của xã hội.

- Sử dụng mạng lưới kết nối trực tiếp/trực tuyến với doanh nghiệp/nhà tuyển dụng để đào tạo các kỹ năng, kiến thức cần thiết, giúp người học có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.

- Ứng dụng thực tế ảo tăng cường nhằm tạo môi trường học có tương tác, nâng cao trải nghiệm học tập cho người học.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cá nhân hóa quá trình học, hỗ trợ nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy, công tác quản lý, giáo vụ…


Bình luận