Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường.
Trong những năm gần đây, các trường học được biết họ đang rất chú trọng đến việc đào tạo giáo viên. Trong đơn vị đào tạo này, bạn sẽ tìm thấy các kỹ thuật giảng dạy tích cực như kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật phân nhóm, làm việc nhóm, kỹ thuật KWL, kỹ thuật đóng vai và trình bày, thuyết trình trong một phút, kỹ thuật "We Know 3", kỹ thuật tích cực và viết chủ động kỹ thuật. ... mỗi kỹ thuật có một tình huống, một video, một clip phân tích và một hình ảnh minh họa.
Ngoài ra, giáo viên còn được cung cấp các hình ảnh minh họa rõ ràng và thiết thực cho các nhiệm vụ giáo dục cá nhân.
Các giáo viên rất ấn tượng, nhiệt tình và tâm huyết với phương pháp dạy học năng nổ này. Ngoài việc học lý thuyết, bạn còn được rèn luyện các phương pháp thực hành
Sau khi đào tạo lý thuyết, nhà trường đã tổ chức một loạt các lớp học thực nghiệm sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực.
a) Mục tiêu |
Nêu rõ mục tiêu của hoạt động (khởi động tình huống gì, tìm hiểu hình thành kiến thức nào? hệ thống hóa kiến thức, luyện tập những gì?vận dụng thực tiễn, tìm tòi mở rộng ra sao?) |
b) Nội dung |
Mô tả tình huống/nội dung cần đạt theo mục tiêu dựa vào CT-SGK về kiến thức, kỹ năng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh |
c) Gợi ý tổ chức hoạt động (Kỹ thuật dạy học nào?)
|
+ Câu lệnh chuyển giao nhiệm vụ + yêu cầu sản phẩm hoạt động + Hoạt động của HS: ghi chép nhận nhiệm vụ, thực hiện, thảo luận, báo cáo; được hỗ trợ giúp đỡ và tham gia đánh giá bạn khi cần thiết… + Hoạt động của GV: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/đánh giá/kết luận… + Chuẩn bị học liệu (SGK, vở ghi, PHT…), thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm thực/ảo/mô phỏng, video, slide)… |
d) Sản phẩm mong đợi |
Dự kiến kết quả mong đợi trong hoạt động này. (Đáp án của câu lệnh) |
e) Gợi ý đánh giá |
+ GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả + HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần) |
Mối liên hệ HĐ của GV, HS và ghi vở học sinh khi tổ chức một hoạt động
Các bước |
Giáo viên |
Học sinh |
Sản phẩm |
1 |
Chuyển giao nhiệm vụ |
Tiếp nhận nhiệm vụ |
|
|
+ Câu lệnh + Hướng dẫn ghi vở |
+ Trao đổi làm rõ + Ghi chép |
Nhiệm vụ học tập được ghi trong vở học sinh |
2 |
Theo dõi, hỗ trợ, đánh giá |
Học cá nhân |
|
|
+ Theo dõi/đánh giá + Hướng dẫn ghi vở |
+ Ghi chép |
Ý kiến cá nhân được ghi trong vở |
3 |
Theo dõi, hỗ trợ, đánh giá |
Thảo luận nhóm |
|
|
+ Theo dõi/đánh giá + Hướng dẫn thảo luận và ghi vở |
+ Trao đổi + Ghi chép |
Ý kiến của nhóm được ghi vở (3 bạn) |
4 |
Nghiệm thu kết quả |
Hoàn thiện kết quả |
|
|
+ Ghi nhận kết quả + Phân tích/tổng hợp/đánh giá + Hướng dẫn báo cáo và ghi vở |
+ Báo cáo sản phẩm + Điều chỉnh sản phẩm + Hướng dẫn ghi vở |
+ Tóm tắt báo cáo nhóm + Ghi vở hoàn thiện kết quả |
Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Ở đây, GV được quan sát, "mục sở thị" các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em trong quá trình học ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học (nếu quan sát được). Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/xfpaIbJwMxY" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của HS, GV cần: Có sổ theo dõi quá trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập; Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành...; Nên chuẩn bị các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau; Thường xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập,
Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS, động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em; Đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá...;
Dự án chuyển đổi số bài giảng Mathenlisa
Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội
Hotline đăng ký tập huấn : 0948986486