Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Đưa học sinh đến với chân trời sáng tạo

Posted on Tin tức, Góc chia sẻ 71 lượt xem

 

Giáo dục STEM có ở Việt Nam nhiều năm nay và đang lan tỏa, nhân lên hiệu quả giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học. Tuy nhiên, nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn còn lạ lẫm với dạy học định hướng giáo dục STEM. 

Giáo dục STEM có ở Việt Nam nhiều năm nay và đang lan tỏa, nhân lên hiệu quả giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học. Tuy nhiên, nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn còn lạ lẫm với dạy học định hướng giáo dục STEM. 

Thầy Hà Minh Tuấn - giáo viên Trường THCS Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) đã có những chia sẻ kinh nghiệm, phân tích tình huống về lồng ghép giáo dục STEM vào giảng dạy. 

Hướng tới phát triển năng lực học sinh

Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Giáo dục STEM lấy phát triển năng lực, nhân cách học sinh làm mục tiêu. Việc tổ chức dạy học STEM có nhiều cấp độ khác nhau. 

STEM được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học phát triển năng lực - Có điểm khác cơ bản so với dạy học trang bị kiến thức là: STEM chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án - chủ đề.

Từ trước đến nay, theo cách dạy học tiếp cận nội dung, học sinh được tiếp thu kiến thức khoa học ở từng môn rời rạc thì dạy học theo định hướng STEM, các em được trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau trong các chủ đề dạy học; Điều quan trọng nhất là học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý khoa học từng môn học mà còn có thể áp dụng để thực hành và trực tiếp làm ra những sản phẩm cụ thể phục vụ cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, theo thầy Hà Minh Tuấn, hiện nay việc mở rộng các hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn bởi chưa có ai có thể trả lời giáo dục STEM là gì một cách đầy đủ nhất. Đây chính là điều khiến các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên còn nhiều băn khoăn. 

Lồng ghép vào các chủ đề dạy học gần gũi

Về lồng ghép giáo dục STEM trong các trường phổ thông, thầy Hà Minh Tuấn cho rằng: Các trường phổ thông hiện nay triển khai giáo dục STEM chủ yếu thông qua hình thức CLB STEM, ngày hội STEM với các chủ đề bám sát môn học và chương trình giáo dục thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp, công nghệ cao... Để triển khai lồng ghép giáo dục STEM trong trường phổ thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở vật chất, phòng học, độ sẵn sàng của học sinh, kiến thức liên kết dựa trên một chủ đề nhất định. 

Ngoài ra, các nhà trường còn phải đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh cùng chung tay góp sức tổ chức các chủ đề dạy học lồng ghép giáo dục STEM. Đồng thời, trường còn phải tổ chức các liên minh STEM dưới nhiều hình thức như: CLB STEM, các ngày hội STEM. Trong liên minh tạo sự kết nối sinh thái giữa các chủ thể là học sinh, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh, nhà khoa học, tổ chức nghề nghiệp; 

Hiện Trường THCS Minh Khai nói riêng và các trường nói chung đang thực hiện giáo dục STEM với các hình thức: Thành lập các chủ đề, kết hợp dạy liên môn, phối hợp với các trung tâm STEM, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm như: Viện chiếu xạ, Trung tâm dạy nghề để tận dụng các nguồn lực của xã hội cùng nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục STEM.

Theo thầy Hà Minh Tuấn: Hiện nay, hệ thống các công ty giáo dục tư nhân tại Việt Nam rất nhanh nhạy, đưa giáo dục STEM vào các trường phổ thông thông qua các hình thức tổ chức cuộc thi hoạt động robot. Việc này giúp học sinh được tiếp cận với các công nghệ 4.0 nhưng chi phí để mua một robot rất đắt. Nên có thể sử dụng các giải pháp: Liên minh với các công ty giáo dục STEM, các học viện sáng tạo; sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị này để thúc đẩy giáo dục STEM.

Thầy Tuấn khẳng định: Theo hướng này, các trường phổ thông vùng khó khăn vẫn có thể bắt tay vào giáo dục STEM thông qua hình thức liên kết với các trung tâm STEM, học viện để được chuyển giao công nghệ, huấn luyện về kỹ năng giáo dục STEM.

Cụ thể, quá trình lồng ghép giáo dục STEM cho học sinh, giáo viên tìm một chủ đề phù hợp với địa phương: Chế tạo máy nước nóng dùng năng lượng Mặt trời, bếp đun dùng năng lượng Mặt trời, xử lý rơm rạ, rác thải bằng phương pháp phân hủy không đốt. Với những chủ đề này, học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận và nghiên cứu thành công thông qua những kiến thức được trang bị trong trường phổ thông. Từ đó, các em cũng có thể phát triển được kỹ năng mềm qua quá trình nghiên cứu.

Ngoài việc tìm chủ đề phù hợp, quảng bá và tuyên truyền để hiểu đúng về STEM cũng là một cách thu hút sự quan tâm và đầu tư của các tổ chức xã hội tại địa phương. Nguồn lực này có thể huy động từ các doanh nghiệp trên địa bàn, các cơ sở giáo dục và dạy nghề, trường đại học đóng trên địa bàn thông qua việc thành lập CLB liên kết STEM để tạo ra ưu thế về cơ sở vật chất cho giáo dục.

Bá Hải (ghi)


Bình luận