Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

tag : Bài giảng stem

Học sinh hứng thú với giáo dục STEM
Học sinh hứng thú với giáo dục STEM

STO - Giáo dục STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng giáo dục học sinh theo chuyên ngành cụ thể khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo cách tiếp cận liên ngành và ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các môn học riêng biệt và rời rạc, STEM tích hợp chúng vào một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng. Đây cũng là quá trình chuẩn bị quan trọng để giáo viên, học sinh tiếp cận sớm với giáo dục trong thời đại công nghiệp 4.0. Kiến thức của các môn học này đều được ứng dụng phổ biến trong thực tiễn nên việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEM sẽ thuận lợi, mang lại hiệu quả trong việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Từ năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục Sóc Trăng bắt đầu triển khai thí điểm giáo dục STEM trên địa bàn tỉnh, cụ thể đã chọn 3 trường, tương ứng với 3 cấp học phổ thông gồm: Trường Thực hành Sư phạm Sóc Trăng, Trường THCS Đại Tâm và Trường THPT Thuận Hòa.  Ở bậc tiểu học, giáo dục theo định hướng STEM sẽ tập trung vào việc giúp trẻ làm quen, tạo hứng khởi cho trẻ về các lĩnh vực STEM thông qua trải nghiệm làm những món đồ chơi, đồ dùng học tập… Tại các lớp học STEM, cả người hướng dẫn lẫn người học đều bị cuốn vào giờ thực hành. Năm học này, ở Trường Thực hành Sư phạm Sóc Trăng có 156 học sinh tham gia lớp học STEM, giờ học STEM được bố trí vào ngày thứ 7 hàng tuần, mỗi khối lớp hình thành 1 câu lạc bộ có khoảng 30 em và học ở những phòng riêng với những nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của các em.

STEM – ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC MỚI
STEM – ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC MỚI

Chương trình giáo dục STEM đã trở thành chủ đề nóng và quan trọng trong các buổi hội thảo giáo dục của các nước đã và đang phát triển do tầm quan trọng của STEM trong xu hướng phát triển toàn cầu. “STEM là sử dụng những bằng chứng và kỹ thuật toán học để tìm hiểu về thế giới tự nhiên và con người, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người” – TS. Mark Hardman (School of  Education Communication and Society, UK). “STEM: là bồi dưỡng những nhà đối mới, sáng tạo trong tương lai” – Mark Windale (Centre for science Education, Sheffield Hallman University, UK) STEM là viết tắt của SCIENE (khoa học), TECHNOLOGY (công nghệ), ENGINEERING (quy trình sáng tạo kĩ thuật),  MATHEMATICS (toán học). STEM không phải một môn học mà là một quá trình học tập và trải nghiệm, bám sát với lượng kiến thức Toán và Khoa học của học sinh để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức và từ đó tạo ra sản phẩm mới. Phương pháp giáo dục STEM trong trường học là phương pháp “Học thông qua thực hành” và “Học thông qua làm dự án”. Khi học theo phương pháp STEM, các nhóm kỹ năng học sinh sẽ được hình thành, rèn luyện và phát triển: Học sinh được rèn luyện 4 nhóm kĩ năng, năng lực sau

Còn lúng túng trong dạy học STEM
Còn lúng túng trong dạy học STEM

Kết quả khảo sát nhận thức về giáo dục STEM - viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học) - trong giáo viên trung học tại TPHCM do Sở GD-ĐT TP thực hiện mới đây cho thấy, trên tổng số 5.331 giáo viên được khảo sát có đến 51,5% cho biết chỉ biết sơ qua về phương pháp giáo dục này; 62,3% giáo viên cho biết phải tự tìm hiểu, nghiên cứu qua sách, báo, tạp chí, Internet, hoặc học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Đây là thực tế đáng đề cập, khi mà Bộ GD-ĐT trao quyền chủ động cho các trường tổ chức chương trình và đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá từ năm học 2012-2013.  Nhận thức chưa đúng  Cũng theo kết quả khảo sát nói trên, có đến 30,5% giáo viên nói rằng gặp khó khăn với chương trình, sách giáo khoa hiện tại khi triển khai phương pháp giáo dục STEM; 34,9% giáo viên gặp khó khăn với cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường học trong tổ chức dạy học theo định hướng STEM. Thừa nhận thực tế này, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết hiện nay một bộ phận giáo viên chưa hiểu đúng về STEM. “Không nên hiểu STEM là sự kết hợp đơn thuần giữa các môn học. Trong đó, giáo viên khi soạn giáo án cố gắng lồng ghép, đưa đầy đủ kiến thức ở các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học vào cùng một bài giảng là sai lầm. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, nhiều thầy cô đặt ra chỉ tiêu 100% học sinh tham gia phát biểu ý kiến, tranh luận, là tạo áp lực cho mình và cả học sinh”, ông Thành cho hay. 

Hoạt động giáo dục STEM dành cho học sinh THCS – Khơi nguồn sáng tạo
Hoạt động giáo dục STEM dành cho học sinh THCS – Khơi nguồn sáng tạo

Giáo dục STEM là hoạt động giáo dục khoa học, hiện đại, kết hợp các nội dung và phương pháp giảng dạy của các môn Toán, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật trong toàn bộ chương trình học. Nó mở ra cơ hội cho học sinh được trải nghiệm môi trường sáng tạo, phát triển tư duy và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Để giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất theo định hướng đổi mới giáo dục, từ năm học 2020 - 2021, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành công văn số 3089/ BGDĐT-GDTrH ngày 14 tháng 8 năm 2020 nhằm đưa hoạt động giáo dục STEM vào áp dụng đại trà trong các trường phổ thông. Là trường luôn tiên phong trong các hoạt động đổi mới dạy học, trường Chu Văn An đã có nhiều cách triển khai mới mẻ, sáng tạo đem lại nhiều hứng thú đam mê cho học sinh.   Là trường học tiếp cận STEM sớm nhất ở khu vực Quảng Bình. Từ năm học 2019 - 2020  trường THCS & THPT Chu Văn An đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn STEM cho giáo viên, xây dựng phòng học STEM riêng biệt, xây dựng chương trình giảng dạy STEM trong thời khóa biểu chính khóa: Lập trình chế tạo robot với Arduino và lồng ghép nhiều tiết học STEM, trải nghiệm vào chương trình dạy học các môn học. Với mục tiêu “giúp học sinh vươn tầm thế giới”, trường THCS & THPT Chu Văn An luôn quan tâm đến việc ứng dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại và những phương pháp giáo dục tiên tiến vào các hoạt động của trường, đồng thời luôn coi trọng kết hợp giữa kiến thức lí thuyết với kĩ năng thực hành và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Vì vậy Nhà trường đã tập trung đầu tư xây dựng các phòng chức năng với trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ tối đa có các hoạt động dạy học theo định hướng phát huy năng lực của học sinh. 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM DÀNH CHO CẤP THCS
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM DÀNH CHO CẤP THCS

NXBGDVN - Bộ sách Hoạt động giáo dục STEM cấp Trung học cơ sở được NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn với mục đích tạo cơ hội cho học sinh được “Học đi đôi với hành” và đáp ứng yêu cầu của xã hội. Giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán (STEM) đang được nhiều nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới triển khai sâu, rộng trong chương trình giáo dục phổ thông. Hình thức giáo dục này đóng vai trò là đòn bẩy để thực hiện mục tiêu giáo dục năng lực cho các công dân tương lai đáp ứng nhu cầu của nền khoa học, công nghệ 4.0 trong thế kỉ XXI. Ở nước ta, giáo dục STEM đã chính thức được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới và được thể hiện cụ thể trong từng môn học như Toán, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học của các cấp học, bậc học. Nhưng giáo dục STEM là gì, xây dựng và tổ chức thực hiện giáo dục STEM như thế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh (HS) cũng như làm thế nào đưa giáo dục STEM vào trong các môn học một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam là những vấn đề, câu hỏi cần được trả lời. Bộ sách Hoạt động giáo dục STEM cấp Trung học cơ sở được biên soạn với mục đích tạo cơ hội cho HS được “Học đi đôi với hành” và đáp ứng yêu cầu của xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

Giáo dục Stem/Steam: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo
Giáo dục Stem/Steam: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo

Giáo dục Stem/Steam: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo TS. Nguyễn Thành Hải - ĐH Missouri, Hoa Kỳ   Tóm tắt Giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) không chỉ dừng ở việc tạo ra các cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm thực tế nhiều hơn so với trước, mà quan trọng hơn đó là đánh thức và nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sáng tạo vốn là đặc tính tự nhiên của mỗi con người nhưng đang bị mất dần đi. Sự bùng nổ của khoa học – công nghệ trong những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, giúp quá trình tiếp cận các nguồn thông tin chỉ trong vài cái chạm tay trên màn hình hoặc ra lệnh bằng giọng nói. Điều đó dẫn đến việc dạy và học không còn tập trung ghi nhớ kiến thức, giải quyết các bài tập chỉ có một lời giải mà phải có một cách dạy và học mới. Chính vì lý do đó, giáo dục STEM tại Hoa Kỳ trong những năm gần đây không chỉ tập trung vào các hoạt động "hands-on" mà đang hướng tới những hoạt động "minds-on". Làm thế nào giúp trẻ có thể nuôi dưỡng óc tò mò, trí tưởng tượng và đặc biệt là sáng tạo trong các hoạt động học tập? Đó là câu hỏi thu hút sự quan tâm từ phụ huynh, cho đến giáo viên và những nhà hoạch định chính sách tại Hoa Kỳ. Giáo dục STEM với sự đa dạng trong cách tiếp cận, chú trọng thực hành khoa học và kỹ thuật (science and engineering practices) và tư duy bậc cao (high-order thinking), có sự gắn kết đi từ đa môn (multidisciplinary) đến liên môn (interdisciplinary) và xuyên môn (transdisciplinary), đặc biệt sự tương tác giữa các môn khoa học (science) và toán (mathematics), mà gần đây là sự kết hợp với các môn nghệ thuật khai phóng (liberal arts) tạo thành STEAM được xem là một xu hướng mới trong giáo dục hiện đại ngày nay. Sự gắn kết đa dạng các thành phần giáo dục, tạo thành một hệ sinh thái giáo dục STEM/STEAM sẽ là một trong những chìa khóa giúp nuôi dưỡng và đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu có kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là tư duy sáng tạo trong thời đại mới.