Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Giáo dục STEM được đưa vào bài giảng chính thức

Posted on Tin tức, Góc chia sẻ 481 lượt xem

Trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong trường học

Theo đó, giáo dục STEM trở thành nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện ở trong trường học và ngành Giáo dục của các địa phương. Trước đó, trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp Khoa học – Công nghệ - Kĩ thuật – Toán (theo thuật ngữ tiếng Anh gọi là STEM).

Trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong trường học

Theo đó, giáo dục STEM trở thành nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện ở trong trường học và ngành Giáo dục của các địa phương. Trước đó, trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp Khoa học – Công nghệ - Kĩ thuật – Toán (theo thuật ngữ tiếng Anh gọi là STEM).

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Hoàng Sơn - thành viên Ban tổ chức các Ngày hội STEM cấp quốc gia cho biết: “Tôi rất vui mừng khi đọc Công văn chỉ đạo số 3089 về việc triển khai giáo dục STEM. Theo tôi, đây là một chỉ đạo cần thiết, đúng lúc và rất bài bản. Từ nhiều năm nay, giáo dục STEM chưa phải là nhiệm vụ chính của các trường trung học, hiệu trưởng có thể thích thì làm, không thấy cần thiết thì thôi nhưng từ nay trở đi thì việc triển khai giáo dục STEM là một trong những việc chính của trường học. Sự chỉ đạo này là cần thiết để các địa phương có thể chủ động lên kế hoạch cho kịp với nhịp độ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó khối lớp 6 sẽ học theo SGK mới từ năm học 2021 - 2022. Chúng ta cần chuẩn bị trước một năm để tổ chức tập huấn giáo dục STEM cho tất cả giáo viên nên quyết định này rất kịp thời và đúng lúc”.

STEM là tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp học sinh đi đến nguồn gốc vấn đề. Biến những kiến thức tưởng chừng như khô khan trở thành các giải pháp mắt thấy, tai nghe, tay chạm hay nói cách khác là sử dụng những bằng chứng và kỹ thuật toán học để hiểu về thế giới tự nhiên và con người, nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. “Ngành Giáo dục quận Bắc Từ Liêm đã từng bước triển khai dạy học theo định hướng STEM trong kế hoạch giáo dục tại các nhà trường phổ thông. Theo đó, từ năm học 2015-2016 đến nay, Quận đã triển khai 25 buổi tập huấn, trong đó có 10 buổi tập huấn nội dung cơ bản cho 400 lượt cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 10 buổi tập huấn nội dung chuyên sâu cho 50 giáo viên cốt cán các môn Khoa học tự nhiên; 5 buổi tập huấn tại trường cho 100% giáo viên tất cả các môn; 19 buổi dự giờ các câu lạc bộ STEM tại từng trường và 3 buổi hội thảo cho 500 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các câu lạc bộ STEM, học sinh tham gia thi cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học. Các trường THCS đều xây dựng góc STEM trong thư viện, triển khai ít nhất 01 câu lạc bộ STEM miễn phí với tổng số 755 lượt học sinh tham gia; tổ chức Ngày hội STEM cấp trường 01 đến 02 lần/ năm học với 15.000 lượt học sinh và huy động được 1.200 lượt giáo viên và cha mẹ học sinh tham gia”, bà Nguyễn Thị Thúy – Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm cho biết.

Mỗi trường một phong cách STEM

Bà Hoàng Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường THCS Thụy Phương chia sẻ: “Mới đầu nghe tới giáo dục STEM, các thầy cô giáo và kể cả cán bộ quản lý cũng đều cảm thấy mông lung, nhưng được sự hướng dẫn và tham gia các buổi tập huấn do phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm tổ chức, chúng tôi đã biết tới 3 trụ cột của STEM: tái chế, vận dụng sách giáo khoa và Robotic.

Về giáo dục STEM tại trường Thụy Phương, bản thân cán bộ quản lý phải nắm được các tài liệu trước, sau đó bắt đầu triển khai hướng dẫn đến các giáo viên bộ môn Toán, Tin, Sinh hóa của trường. Tài liệu được xây dựng dựa trên việc liên kết với một số trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Học viện sáng tạo S3 thông qua cầu nối là phòng giáo dục quận Bắc Từ Liêm.

Năm đầu tiên trường thành lập CLB STEM nhỏ, mời các cựu học sinh và phụ huynh đến tham gia. Khi cha mẹ thấy rằng các con của họ rất say mê với các sản phẩm STEM, qua đó có thể hỗ trợ nhà trường tiếp tục phát triển mô hình này, sau đó là các mạnh thường quân. Đó là phương pháp để CLB tồn tại trong năm đầu tiên.

Đến năm thứ 2, CLB STEM cũng gặp một số khó khăn nhất định, nhưng bản thân mình là người làm quản lý phải khơi gợi được niềm đam mê cho các thầy cô giáo khác với thông điệp “cứ đi đi rồi sẽ đến”. Khó khăn tới đâu, tháo gỡ tới đó. Đến hiện tại, hơn 2 năm triển khai STEM cấp trường, giáo viên, phụ huynh học sinh rất hứng khởi và mỗi người đều nghĩ rằng STEM là cái gì đó rất gần gũi với đời thường. Thành công lớn nhất của trường khi đã tổ chức thành công ngày hội STEM 3 cấp: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ngay tại trường THCS Thuỵ Phương. Trường đã mạnh dạn triển khai dạy STEM vào buổi 2 (2 tiết/tuần) cho học sinh”.

Bạn Nguyễn Đức Khánh (học sinh lớp 8, trường THCS Thụy Phương) cho biết: “Từ khi trường có CLB STEM em đã đăng ký tham gia. Cũng từ đó em có thể tự tay tạo ra các vật dụng dựa trên kiến thức của các môn đã học như máy hút bụi mini, máy thu phát khuếch đại âm thanh. 2 sản phẩm này em sử dụng các nguyên liệu không dùng tới, còn phần mạch mua bên ngoài về tự lắp. STEM rất thú vị, nó giúp cho kiến thức của mình học chắc chắn hơn nhờ việc áp dụng vào thực tế. Bây giờ không chỉ có em yêu thích STEM mà bố của em cũng tạo một góc nhỏ trong nhà để có thể chế tác sản phẩm nào đó cho gia đình”.

 “Nói đến STEM người ta định hướng mô hình giáo dục mới, học sinh được học đi đôi với hành. Nắm bắt được ý tưởng như vậy, nhà trường đã xây dựng các kế hoạch, định hướng của CLB STEM. Với học sinh vừa vào lớp 6, nhà trường triển khai cho tất cả các em được học mỗi tuần 1 tiết stem và đưa vào tiết tự chọn. Trên cơ sở đó tìm ra được các bạn yêu thích khoa học, đến lớp 7, 8, 9 những em nào yêu thích STEM sẽ vào CLB. Hiện tại CLB STEM có số lượng 180 học sinh”, bà Hoàng Thị Tố Oanh, Phó Hiệu trưởng trường THCS Minh Khai chia sẻ.

Về kinh phí duy trì CLB, bà Tố Oanh cho biết thêm “ban đầu, do nhà trường tự hoạch toán, sau đó có sự hỗ trợ của bố mẹ, của ban phụ huynh khi thấy con cái mình say mê nghiên cứu và tạo được các sản phẩm thiết thực. Tiếp đó là nguồn tiền từ việc kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân liên kết với trường. Nhà trường cũng thực hiện liên kết với các trường Cao đẳng Công nghệ cao, Đại học Công nghiệp, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội… hỗ trợ lý thuyết và tạo môi trường thực hành cho học sinh. Hay đó là những buổi tham quan thực tế, vừa chơi lại vừa học”.

STEM đã góp phần nuôi dưỡng đam mê khoa học, sự yêu thích sáng tạo của cả thầy và trò. Bên cạnh đó khi STEM phát triển đồng nghĩa với văn hóa đọc cũng được coi trọng hơn, khi các bạn học sinh đã trải qua quá trình đọc, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức thông qua các kênh báo, internet… STEM cũng đã có đóng góp không chỉ dừng lại ở môn Khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội cũng có bước phát triển khi giúp các bạn học sinh viết nên được ý tưởng và cảm nghĩ về thiết bị hay sản phẩm đó.


Bình luận