Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Hướng dẫn các bước làm thiết bị dạy học số tiểu học

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 151 lượt xem

Thiết bị dạy học đóng một vai trò rất quan trọng hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy và học. Khi có đầy đủ thiết bị dạy học tốt, đạt tiêu chuẩn để hỗ trợ thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy và học đạt được hiệu quả cao, kích thích được tư duy người học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi của người học.

Trong đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu được. Thiết bị dạy học giúp người học tự khai thác và tiếp nhận tri thức một cách trực quan sinh động dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực, kết hợp được giữa lý thuyết và thực hành.

Tiếng việt

1. Giới thiệu bài: có thể khai thác khung đầu bài, vật thật hoặc hỏi HS những bài đã học trong tuần.

- Gv gắn bảng ôn:

2. Ôn tập:

* Ôn các vần vừa học:

- GV đọc vần – HS chỉ trên bảng – HS chỉ chữ và đọc vần.

* Ghép âm vần:

GV yêu cầu HS ghép âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang tạo thành vần

- Cho HS đọc ĐT- CN vần vừa ghép được

Giải lao: múa hát, thể dục nhẹ nhàng.

* Đọc từ ứng dụng:

  • GV xuất hiện từ ứng dụng (có thể bằng vật thật, tranh ảnh - dịch tiếng dân tộc nếu cần).
  • Cho HS đọc từ ứng dụng (ĐT - CN - Nhóm) GV chỉnh sửa.
  • GV giải nghĩa từ ứng dụng.
  • GV cho HS tìm tiếng chứa vần ôn.

* Tập viết:

  • GV viết mẫu và hướng dẫn viết - HS viết trên bảng con.
  • GV nhận xét, sửa sai.
  • GV cho học sinh đọc toàn bài trên bảng

Toán

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiến thức cũ hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến bài học.

3. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Hình thành kiến thức mới.

- GV hướng dẫn hs quan sát đồ dùng trực quan trực quan (thực hành trên bộ đồ dùng toán, cắt ghép hình, bài toán, phép tính….)

- HS quan sát.

- GV đặt câu hỏi để bật ra kiến thức của bài học. (Nhận xét đồ dùng trực quan , từ hình đã học tạo ra hình mới theo yêu cầu, tóm tắt bài toán….)

- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi để HS tự tìm ra cách thực hiện phép tính, công thức, quy tắc, cách giải dạng toán ….…..

- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.

- GV gọi hs nhắc lại kết luận.

c. Thực hành.

- GV hướng dẫn hs làm các bài tập theo thứ tự của tiết học đó.

+ Xác định yêu cầu của bài tập (HS tự xác định hoặc gv hỗ trợ)

+ Tìm cách giải bài tập (Khuyến khích hs tìm nhiều cách giải khác nhau)

+ HS giải bài tập (Cá nhân, nhóm, phiếu bài tập….)

- HS chữa bài, lớp nhận xét bổ xung. GV chốt lời giải đúng.

- Tiểu kết: Củng cố nội dung bài tập.

4. Củng cố

5. Dặn dò.

a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.

b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.

Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.

c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.


Bình luận