Thiết bị dạy học số là thiết bị dạy học được mô phỏng từ thiết bị dạy học truyền thống. Bằng việc sử dụng các tính năng của các phần mềm máy tính chúng ta có thể mô phỏng lại các thiết bị ấy và đưa lên máy tính hoặc internet để người học có khả năng tương tác, thực hành và rút ra bài học.
1. Lập kế hoạch cho lớp học của bạn
Học Online khác với các lớp học truyền thống trên lớp. Vì vậy việc lập kế hoạch giảng dạy là điều cần thiết cho môi trường học tập trực tuyến. Đảm bảo trình bày rõ ràng giáo trình và tài liệu trước khi lớp học bắt đầu. Việc lập kế hoạch và chuẩn bị giáo trình chu đáo giúp giáo viên cảm thấy tự tin hơn, truyền đạt kiến thức đến học sinh hiệu quả hơn. Ngoài ra, đây cũng chính là yếu tố mà học sinh, phụ huynh sẽ căn cứ vào và đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên (tài liệu học tập, thời hạn nộp bài cùng một số yêu cầu khác,….
2. Chuẩn bị và làm chủ công nghệ
Dạy học trực tuyến đòi hỏi sự hiểu biết và thành thạo nhất định về công nghệ cho dù giáo viên có muốn hay không. Trước hết, hãy đầu tư vào các trang thiết bị và phần mềm dạy học phù hợp. Cần trang bị một chiếc máy tính đáng tin cậy, kết nối internet ổn định, tai nghe, microphone và phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất để đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu dạy học Online. Có nhiều phần mềm dạy học cho bạn lựa chọn, trong số đó nổi tiếng nhất hiện nay phải kể đến Zoom Cloud Meeting. Đây là một nền tảng trực tuyến chuyên dụng cho giáo dục với nhiều ứng dụng nổi bật: chia phòng họp nhóm, lưu trữ bài giảng trên Cloud, trình chiếu PowerPonit bài giảng,…. Tìm hiểu, xem xét và đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của bạn – sử dụng nền tảng học trực tuyến phù hợp sẽ góp phần giúp tăng cường hiệu quả giảng dạy tốt nhất có thể.
3. Thiết lập một môi trường làm việc phù hợp cho giáo viên
Làm việc Online từ xa có thể được xem là 1 thách thức hoàn toàn mới không chỉ đối với học sinh mà còn cả giáo viên. Nếu không có môi trường hoàn hảo và kỷ luật tự giác tốt, làm việc Online tại nhà có thể trở thành một cơn ác mộng đối với nhiều người. Tuy nhiên, chỉ cần lên kế hoạch cụ thể và có định hướng rõ ràng, nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được.
Đầu tiên, hãy thiết lập một không gian làm việc riêng. Nếu có thể, không gian này chỉ nên dành cho công việc. Tạo một không gian dạy học thân thiện và hấp dẫn, nhưng đồng thời cũng tạo hứng thú, giúp làm việc hiệu quả hơn. Giữ cho môi trường làm việc riêng của bạn không bị xao nhãn bởi các yếu tố như: tivi, các thành viên khác trong gia đình hoặc công việc gia đình,…. Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên và một chiếc ghế lưng tựa cũng góp phần tạo nên 1 không gian làm việc lý tưởng.
4. Đổi mới và xây dựng các cuộc thảo luận nhóm
Các lớp học trực tuyến hoàn toàn khác với các lớp học truyền thống. Ngồi học trước máy tính, điện thoại dễ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh. Xây dựng và khuyến khích thảo luận nhóm có thể giúp ích rất nhiều cho học sinh của bạn, tạo cảm giác hứng thú hơn. Có nhiều cách để khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh: thảo luận nhóm, đăng bài giảng, phân công tài liệu đọc, đến theo dõi tiến độ,….. Sự tham gia vào các hoạt động học tập ( các cuộc thảo luận chuyên sâu có kế hoạch,…) giúp học sinh học tập tự giác hơn, tự làm việc, tự tìm hiểu tài liệu và xem lại bài học trước khi lên lớp. Điều này giúp tạo tinh thần động đội, xây dựng tinh thần đội nhóm hoàn hảo cho 1 lớp học. Như vậy với học tập trực tuyến, các em sẽ học hỏi được nhiều thứ hơn, không chỉ là điểm số.
5. Giao tiếp thường xuyên
Giao tiếp là điều cần thiết trong bất cứ một môi trường nào, không chỉ trong lớp học trực tuyến. Ngay buổi dạy đầu tiên, giáo viên hãy giới thiệu đôi chút về bản thân. Đồng thời, khuyến kích các học sinh, sinh viên của bạn cũng tự giới thiệu về bản thân mình trước lớp. Hoạt động này nghe có vẻ như không cần thiết. Nhưng thực ra đây là 1 hoạt động vô cùng bổ ích, giúp mọi người hiểu rõ về nhau hơn, tạo cảm giác thoải mái ngay từ đầu khóa học. Thông báo cho các học sinh và sinh viên về cách thức và khoảng thời gian phù hợp mà họ có thể liên hệ với giáo viên để trao đổi về thông tin học tập.
- Xây dựng mục tiêu: Tổ nhóm chuyên môn xây dựng mục tiêu về chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt của chủ đề phù hợp đối tượng học sinh của mình (dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng)
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Tùy từng chủ đề, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh mà giáo viên chủ động lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp: Nêu vấn đề, theo hợp đồng, theo dự án...; Đặc biệt cần chú ý áp dụng đúng quy trình, các bước thực hiện của các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực theo quy định.
- Hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào các nội dung của chủ đề, đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường mà giáo viên lựa chọn hình thức dạy học phù hợp cho từng tiết của chủ đề: dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm, ngoài trời, tham quan…
- Thiết bị dạy học: Khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phòng học bộ môn và thư viện nhà trường, tránh tình trạng dạy chay, dạy học nặng về lý thuyết hàn lâm, ít kỹ năng thực hành, không gắn với thực tiễn.
Nội dung |
Tiêu chí |
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học |
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. |
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. |
|
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. |
|
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. |
|
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh |
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. |
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. |
|
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. |
|
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. |