Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Hướng dẫn chuyển đổi số bài giảng

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 43 lượt xem

Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội – di động – phân tích dữ liệu lớn – điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời

Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university).

Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia…Nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông). Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo (GDĐT) nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong GDĐT, các yếu tố đảm bảo chuyển đổi số thành công, thực trạng hiện nay, kết quả đạt được và tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp định hướng trong giai đoạn tới.

Trong GDĐT với khoảng 24 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên, để đảm bảo thành công chuyển đổi số trước tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trường, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao.

Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là các chính sách liên quan đến học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy – học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy – học trực tuyến.

Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đã xuất hiện và được áp dụng khá tích cực trong quy trình dạy – học nói chung trên toàn thế giới từ lâu. 

Không ngoại lệ, Việt Nam cũng từng bước đưa phương pháp này đến gần hơn với phần đa công chúng dù còn nhiều khó khăn, thách thức. Những con số đặc biệt: 82% các trường học phổ thông đã áp dụng phần mềm quản lý trường học, 63 cơ sở giáo dục đào tạo và khoảng 53.000 cơ sở giáo dục tiến hành đưa cơ sở dữ liệu chung vào khai thác, quản lý đã chứng minh tốc độ ổn định, dần dần lan rộng chuyển đổi số trong giáo dục đến mọi ngõ ngách của nước ta.

Đặc biệt, khi làn sóng Covid 19 xâm nhập vào Việt Nam và mang đến những hệ lụy khủng khiếp, đặc biệt cần hạn chế tụ tập đông người, xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục càng được đà phát triển, lan tỏa như vũ bão. Vô vàn mô hình, ứng dụng dạy học trực tuyến với các lớp học E-Learning, phần mềm Zoom, Google Meet, Microsoft Teams,… đã được đưa vào trường lớp từ cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông cho đến Đại học, Cao học.

Thiếu hụt và hạn chế về nhân lực

Để thật sự bảo đảm chất lượng của chuyển đổi số trong giáo dục, chắc chắn cơ sở đào tạo cần phải sở hữu cho mình một đội ngũ nhân sự hiểu biết về công nghệ, có kiến thức chuyên sâu trong các ứng dụng phần mềm nói riêng và tổng thể quy trình số hóa nói chung. Tuy nhiên, đây không phải chuyện dễ dàng

Các hệ thống giáo dục hiện nay tại nước ta hầu như chưa thể sở hữu một đội ngũ quản trị riêng về tình hình áp dụng công nghệ vào giảng dạy, học tập trực tuyến. Nguồn lực chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều, đi kèm với khả năng tài chính còn nhiều hạn chế chính là những lỗ hổng khiến việc chuyển đổi số một cách chắc chắn, trọn vẹn trong ngành giáo dục và đào tạo vẫn gặp nhiều gian nan, khó khăn xuyên suốt quá trình thực hiện.

Các tài liệu, học tập điện tử chuyên dùng ở chuyển đổi số trong giáo dục tuy đã có số lượng kha khá, tuy nhiên vẫn chưa thể bao quát trọn vẹn lượng kiến thức khổng lồ ở mọi lĩnh vực, mọi môn học, mọi cấp bậc do phần đa giáo viên vẫn quen với việc soạn giáo án theo hình thức truyền thống. 

Khó khăn này sẽ ngăn cản lượng kiến thức tiếp thu tối đa từ học viên, khiến lộ trình học tập trở nên thiếu sót, không có đầy đủ tài nguyên để tham khảo và nâng cấp bản thân trọn vẹn. Từ đó, nhiều người trở nên e dè và không muốn thử phương pháp giáo dục này ở thời điểm hiện tại.


Bình luận