Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Hướng dẫn giáo viên xây dựng bài giảng số cấp tiểu học

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 40 lượt xem

Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: Yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu

Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, các cơ sở giáo dục lựa chọn những nội dung cần thiết và chủ động liên hệ, hướng dẫn cha mẹ học sinh phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường, gia đình, nhằm chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng tâm thế vào học lớp 1 và duy trì việc học tập đối với học sinh lớp 2. Cở sở giáo dục chủ động khảo sát, nắm bắt thông tin đầy đủ về đối tượng học sinh trong độ tuổi lớp 1, lớp 2 trên địa bàn để tham mưu chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với học sinh gặp khó khăn, gia đình không thể hỗ trợ học tập trong thời gian ở nhà.

Kịch bản dạy học trực tiếp khi học sinh trở lại trường học tập và phương án tăng cường riêng cho đối tượng học sinh gặp khó khăn cần được sẵn sàng để tổ chức thực hiện ngay khi có thể.

Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT sử dụng hiệu quả kho học liệu sẵn có và tổ chức xây dựng kho học liệu bổ sung để sẵn sàng tổ chức dạy học bằng các phương án phù hợp với từng đối tượng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đảm bảo thực hiện theo phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học tập” của ngành Giáo dục.

Cơ sở giáo dục thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập, xác định các nội dung có thể tổ chức dạy học trực tuyến hoặc hướng dẫn cho học sinh tự học. Trường tổ chức dạy học trực tuyến, học qua truyền hình, đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, kỹ năng của giáo viên, khả năng tiếp thu-lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

Căn cứ công văn hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện CT GDPT cấp tiểu học của Bộ GDĐT, vận dụng hợp lý hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số 1125/BGDĐT-GDTH, cơ sở giáo dục điều chỉnh, thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục môn học, thực hiện tinh giản và dạy học các nội dung cốt lõi cho phù hợp.

Trong trường hợp khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 được quy định tại Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT không đủ để thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, các cơ sở giáo dục tổng hợp về Sở GDĐT để báo cáo Bộ GDĐT đề xuất phương án điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/SnJNIOzJXP0" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

a) Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

b) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.

c) Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy học | linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới; thực hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh.

- Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến | thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn) của học sinh, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.

- Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

d) Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.

Dự án chuyển đổi số bài giảng Mathenlisa

Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội

Hotline đăng ký tập huấn : 0948986486


Bình luận