Giáo viên có thể điều hành lớp học và giám sát bài học trên máy của học sinh được chọn hoặc tất cả các máy học sinh trong lớp chỉ với một vài thao tác đơn giản trên máy của giáo viên. Học sinh có thể dễ dàng luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ nhờ hệ thống âm thanh chất lượng cao của phòng học, thảo luận nhóm, thảo luận theo chủ đề được tạo qua phần mềm quản lý lớp học.
Khi bạn mở PowerPoint ra, bạn sẽ thấy Normal View của bài thuyết trình. Đây là không gian làm việc để tạo các slide, bao gồm 3 khu vực chính:
Slide pane nằm ở chính giữa và là khu vực lớn, chủ yếu bạn sẽ làm việc tại đây. Bạn có thể thấy trên slide có những hộp được bao quanh bởi các chấm đứt quãng, đây là placeholders. Vị trí này dùng để nhập các dữ liệu, văn bản, hình ảnh, biểu đồ, file âm thanh, video,..
Các hộp nhỏ nằm ở phía bên trái là thumbnail, tên của khu vực này là tab Slide. Trên đó có những hình thu nhỏ của các slide gọi là slide thumbnails. Bạn có thể di chuyển và tìm tới những các slide khác bằng việc chọn các slide thumbnails này.
Khu vực nằm ở phía bên dưới là notes pane. Bạn có thể nhập các ghi chú khi cần thiết tại vị trí này.
Để làm giáo án E - learning có hiệu quả cần tạo:
- Một số bài tập trắc nghiệm.
- Tạo âm thanh, chỉnh sửa âm thanh và chèn vào bài giảng.
- Tạo hình nền, màu chữ.
* Kinh nghiệm tạo một số bài tập trắc nghiệm.
- Để tạo các bài tập trắc nghiệm trên phần mềm Ispring Siute, trước tiên phải thực hiện thao tác Việt hoá cho các thông báo, nút lệnh trong bài trình chiếu trong Quizt Manager/ Default Labels
- Thiết kế các bài tập trắc nghiệm xong tiến hành chỉnh sửa cỡ chữ, đổ màu và tạo nền cho các bài tập để làm nổi bật các bài tập, gây hứng thú cho học sinh khi học bài, chẳng hạn như hình vẽ dưới đây:
*Kinh nghiệm tạo âm thanh, chỉnh sửa âm thanh và chèn vào bài giảng.
- Sau khi đã thiết các bài tập xong, công việc tiếp theo là phải tạo âm thanh cho bài giảng. Việc tạo âm thanh cho bài giảng có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
+ Ghi âm trực tiếp khi máy tính có hỗ trợ âm thanh.
+ Ghi âm bằng phương tiện hỗ trợ âm thanh khác (máy ghi âm, điện thoại di động có hỗ trợ ghi âm, ….) sau đó chèn vào bài giảng.
* Kinh nghiệm tạo hình nền, màu chữ.
- Để thiết kế một bài giảng E - learning thành công thì việc tạo hình nền và màu chữ cho các slide là cũng rất cần thiết. Do vậy cần chọn các hình nền tươi sáng và phải tương phản với màu chữ trên các slide để làm nổi bật các nội dung cần truyền đạt trên các slide, gây hứng thú cho học sinh khi học bài.
- Với các nội dung bài học tôi thường tạo nền và viền (thường là viền màu đỏ hoặc màu xanh non) tuy nhiên cần phù hợp với các nội dung câu hỏi, bài tập để làm nổi bật trên các slide
- Chữ và màu chữ tôi thường sử dụng là cỡ chữ 24 và màu đỏ cho các tiêu đề, màu xanh lam cho các nội dung câu hỏi, màu xanh non cho các phương án trả lời.
- Một số slide tôi chèn thêm một số biểu tượng đơn giản để trang trí góc, cuối các slide gây hứng thú cho học sinh.