Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy - học góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của chương trình chuyển đổi số quốc gia và của Bộ GDĐT, một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và phát triển kho học liệu số về thiết bị dạy học số có chất lượng, được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục.
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đối với từng cấp, các giáo viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn để phù hợp với đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của học sinh và hình thức đổi mới dạy học.
Vì vậy, việc chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến vẫn phải xác định rằng đối tượng và chương trình cấp tiểu học. Do đó, khi thay đổi hình thức, các giáo viên phải cố gắng thay đổi làm sao tiệm cận và phát huy tối đa những phương pháp dạy học mà mình đã triển khai trong dạy trực triếp.
Như vậy, về kỹ năng, phương pháp dạy học để giúp học sinh tương tác với sách giáo khoa, với đồ dùng học tập hay với giáo viên, bạn bè trong quá trình triển khai thực hiện lại thiên về xử lý tính năng phần mềm, chứ không phải các kỹ năng, phương pháp nghiệp vụ của giáo viên.
Khi nhà trường đánh giá về điều kiện đảm bảo của trường về cơ sở vật chất, đường truyền, điều kiện phụ huynh học sinh và quyết định chọn phần mềm nào thì giáo viên được tập huấn về chính phần mềm đó. Nhà trường phải phối hợp với đơn vị cung ứng phần mềm để tập huấn cho giáo viên. Từ đó, giáo viên hướng dẫn phụ huynh, rồi phụ huynh hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm.
Cũng do một số nhà trường chưa làm tốt khâu tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm chuyên dụng, do đó giáo viên chưa khai thác được tối đa tính năng ưu việt. Phụ huynh và học sinh cũng chưa thành thạo, nên trong quá trình triển khai bị hạn chế rất nhiều.
Như vậy, việc tập huấn văn bản hướng dẫn nêu được hiểu là tập huấn về các kỹ năng dạy trực tuyến, dạy qua truyền hình đối với những phần mềm cụ thể mà nhà trường lựa chọn. Còn tập huấn về phương pháp để nâng cao, thêm kỹ năng dạy qua trực tuyến, truyền hình thì Bộ GD-ĐT đã có các tài liệu, video minh họa, hướng dẫn các giáo viên xây dựng một bài dạy như thế nào
Phóng viên: - Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học, trong đó đưa ra các yêu cầu như phải đảm bảo phù hợp tâm lý lứa tuổi, không gây áp lực, thời gian biểu phù hợp, phải tập huấn cho giáo viên,.... Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương đã tựu trường trước đó. Liệu đưa ra hướng dẫn ở thời điểm này liệu có chậm trễ không, thưa ông?
Trước hết, cần tiếp cận văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học là văn bản để đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm, những phương án xử lý trong tất cả các tình huống. Còn các văn bản quy định, hướng dẫn về các nội dung mang tính chất chuyên sâu cho từng lĩnh vực thì Bộ GD-ĐT đã từng ban hành trước đây.
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học cũng có viện dẫn rất nhiều công văn khác kèm theo. Ví dụ, về quy định dạy học trực tuyến, qua truyền hình, Bộ GD-ĐT đã từng ban hành nhiều văn bản. Riêng đối với hình thức học trực tuyến đã có Công văn 1061/BGDĐT-GDTrH và Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về các nội dung, cách thức và điều kiện đảm bảo để triển khai dạy học hình thức này.
Như vậy, việc dạy học trực tuyến như thế nào, chuẩn bị ra sao, phần mềm phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì, kho học liệu xây dựng ra sao,... đã được nêu rõ ở các văn bản trước đây.
Về tâm lý lứa tuổi của học sinh, trong quá trình triển khai chương trình theo các hướng dẫn về chuyên môn, đối với lớp 1, quy định một ngày bố trí không quá 7 tiết, mỗi tiết 35 phút. Vì vậy, cho dù dạy học trực tiếp hay trực tuyến thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc khoa học.
a. Lập dàn ý trình bày và liên kết hợp lí các Slide nội dung bài giảng
Trong lúc hình thành dàn ý bài soạn dưới dạng các Slide cần chú ý mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các Slide, phối hợp có hiệu quả giữa các kênh thông tin. Nếu không, giáo án có thể trở thành một tập các Slide chữ và Slide hình ảnh hơn là một bài soạn.
Ta nên phân đoạn, phân phần kiến thức thích hợp, sau mỗi phần, đoạn nên có câu hỏi tương tác để khắc sâu từng phần cũng như kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh; cuối bài nên có một vài câu hỏi tương tác có nội dung xuyên suốt bài giảng để học sinh hình dung nội dung bài một cách tổng thể. Tránh tình trạng cuối bài mới kiểm tra kiến thức, như vậy học sinh sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi một lúc dẫn đến nhàm chán và không nhớ hết nội dung.
Các câu hỏi tương tác nên đa dạng và phù hợp với từng nội dung. Đối với cấp học sinh Tiêu học, giáo viên dùng kênh hình và kênh chữ tùy theo khối lớp một cách hợp lí (có thể phối hợp giữ kênh chữ và hình ảnh trong những câu hỏi tương tác thêm phần sinh động, mỗi dạng câu hỏi giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách thức làm bài.
b. Lựa chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền, hiệu ứng phông chữ
Chọn hình nền dễ quan sát, phù hợp với nội dung bài học, tránh quá lòe loẹt, nhiều hiệu ứng gây mất tập trung và rối mắt đối với học sinh. Chọn cỡ chữ phù hợp, không nên quá to hoặc quá nhỏ. Cần chọn màu chữ (Font color) phù hợp với màu nền (Fill color) của các Slide, có độ tương phản cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự theo dõi của học sinh.
Ngoài ra, khi chọn hiệu ứng cho phông chữ, giáo viên không nên dùng quá nhiều hiệu ứng làm cho học sinh chỉ chú ý đến các hiệu ứng mà không chú ý đến nội dung bài học, dẫn đến không nắm được trọng tâm của bài và không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản giảng.
c. Sử dụng hợp lý hình ảnh, âm thanh, các đoạn video, lập sơ đồ, bảng biểu
Có thể thấy, các trang bài giảng chỉ thực sự phát huy được ưu thế của nó so với bảng phấn khi khai thác được các yếu tố đặc thù như hình ảnh, video hoặc các sơ đồ, bảng biểu gắn với nội dung bài giảng. Các tư liệu này hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet, các đĩa CD, DVD, sao chụp từ sách, báo hoặc qua quay video đóng phim tình huống... Tuy nhiên, một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng phải giải thích, diễn giải, mô tả... nội dung của bài học, phải phù hợp với mục tiêu học tập mà người học cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin chính xác như ta mong muốn. CNTT cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của học sinh .