Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy - học góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của chương trình chuyển đổi số quốc gia và của Bộ GDĐT, một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và phát triển kho học liệu số về thiết bị dạy học số có chất lượng, được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục.
Ý tưởng: Giáo viên thiết kế làm bài tập trắc nghiệm online để củng cố kiến thức, kĩ năng cho học sinh sau nội dung bài học.
Thực hiện:
- Giáo viên: Sử dụng ứng dụng Google Forms để xây dựng bài tập trắc nghiệm online: Chọn các mẫu thiết kế có sẵn từ Google Forms; Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung câu hỏi; Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- Học sinh: Chuẩn bị điện thoại thông minh, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. Thời gian hoàn thành tối đa 4 phút.
Gợi ý 1: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp
Ý tưởng: Giáo viên cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học một chủ đề học tập trên lớp.
Thực hiện:
- Giáo viên: Sử dụng Mathenlisa để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) trước tại nhà đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức.
- Học sinh: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của giáo viên, tham gia các hoạt động học tập và tập trung theo dõi bài trình chiếu của giáo viên.
Gợi ý 2: Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, chuyển tiếp nội dung, củng cố bài học,…)
Ý tưởng: Giáo viên thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi để khởi động vào bài học. Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản có tên gọi như: vòng quay may mắn, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, chiếc nón kì diệu,… được tạo sẵn bằng phần mềm Mathenlisa để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.
- Giáo viên: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu quả để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).
- Học sinh: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo hướng dẫn của giáo viên.
Có những thiết bị để trong thời gian dài không được sử dụng, khi động đến có nhiều khả năng bị hư hỏng. Trường hợp người học muốn mượn thiết bị mà thiết bị hư hỏng sẽ trễ nải việc học tập. Đây là tình trạng rất thường xảy ra.
Chức năng quản lý tình trạng thiết bị sẽ giúp người quản lý cập nhật được những sản phẩm nào mới, thời gian chính xác sử dụng, năm sản xuất, đã bao lâu chưa sử dụng. Thậm chí, các đặc điểm sản phẩm, chỗ nào hư hại, đã thay hay sửa bộ phận nào,… đều có thể thống kê và được cập nhật toàn bộ trên hệ thống.
Thông qua đó, người quản lý có thể biết được tình trạng từng thiết bị, thường xuyên kiểm tra các thiết bị lâu chưa dùng để đảm bảo chất lượng sử dụng. Đồng thời, người quản lý cũng có thể kịp thời thay thế, đổi mới những thiết bị cũ hỏng.