Việc sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học đã trở thành nhu cầu cá nhân của tất cả giáo viên, vì ai cũng hiểu rằng đó là xu hướng thiết yếu trong thời đại công nghệ số.
Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, điều này có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh. Sử dụng các thiết bị, phần mềm CNTT làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học của nhà trường và sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài giảng như Powerpoint, Word, Violet ...; Sử dụng giáo án điện tử có chất lượng, tăng cường sử dụng Internet để tham khảo và tạo. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong trường học hiện nay có thể được chia thành bốn cấp độ:
- Mức độ 1: Chưa sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, sưu tầm, in ấn tài liệu ... để tổ chức tiết dạy theo chủ đề.
- Mức độ 2: Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các bước hoặc nhiệm vụ cụ thể trong suốt quá trình giáo dục.
- Mức độ 3: Sử dụng phần mềm giáo dục để tổ chức các lớp học, môn học hoặc chương trình học tập.
- độ 4: Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình giáo dục.
Thuận lợi khi sử dụng công nghệ trong dạy học
Công nghệ cho phép người dạy xây dựng bài giảng và quản lý lớp học tốt hơn, nhờ đó đạt được những thuận lợi như:
Thu hút sự chú ý của người học
Bài giảng sẽ được thiết kế trực quan và sinh động hơn, nhờ đó người học có thể dễ dàng liên hệ với thực tế và bị cuốn hút vào bài học. Qua đó, người học sẽ chủ động hình dung và ghi nhớ nội dung bài, đồng thời tham gia tương tác, xây dựng bài, giúp hiểu bài học tốt hơn.
Tăng sự tương tác giữa người dạy và người học
Người dạy và người học không còn chỉ gặp được nhau trong những buổi học trên lớp mà có thể trao đổi qua diễn đàn, nhóm lớp,… Khi bài giảng trên lớp được thiết kế thú vị sẽ giúp người học thường xuyên tương tác hơn, từ đó người dạy cũng có thể truyền tải tốt hơn.
Phù hợp với nhiều phong cách học tập
Việc ứng dụng công nghệ sẽ hỗ trợ những nhóm người học đặc biệt có thể học bằng nhiều phương thức khác nhau mà không còn bị gói gọn trong việc học văn bản từ sách giáo khoa.
Ví dụ:
Phong cách học bằng thị giác: Những bài giảng có tính trực quan và thu hút thị giác sẽ giúp nhóm người này ghi nhớ lâu hơn, nhờ đó có thể hiểu và sử dụng kiến thức hiệu quả hơn.
Phong cách học bằng xúc giác: Học bằng xúc giác có nghĩa là tiếp thu kiến thức nhanh hơn nếu được thực hành, hiện nay đã có công cụ găng tay xúc giác có thể hỗ trợ nhóm người này, nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi.
Dù vậy, người học có thể ghi nhớ tốt hơn thông qua việc thao tác trên màn hình tương tác thông minh, giúp hiểu được hình dạng và cách vật thể vận hành qua các khối hình 3D.
Phong cách học bằng thính giác: Người học bằng thính giác sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu được nghe nội dung học lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy tính năng ghi màn hình lại buổi học rất có ích cho nhóm này, họ có thể nghe và nghiền ngẫm đến khi hiểu được nội dung bài.
Kỹ năng mà giáo viên cần có khi sử dụng công nghệ trong giảng dạy
Để tận dụng được xu hướng sử dụng công nghệ trong giảng dạy hiện nay, giáo viên cần dành thời gian học hỏi và phát triển các kỹ năng như:
Thành thạo tin học văn phòng: Giáo viên nên soạn bài, giáo án, bài tập, v.v. trên phần mềm viết. Vì vậy, để nâng cao năng suất công việc, giáo viên nên tìm hiểu các thao tác thường dùng của ít nhất 3 ứng dụng Word, Excel và PowerPoint. Kỹ năng nghiên cứu thông tin: Có rất nhiều thông tin trên Internet, nhưng không phải thông tin nào cũng đúng và không hữu ích cho việc nghiên cứu. Vì vậy, giáo viên phải được trang bị kinh nghiệm xác định nguồn thông tin đáng tin cậy, xác định chủ đề, nội dung nghiên cứu và từ khóa hiệu quả nhất. Kỹ năng ứng dụng thiết bị công nghệ vào giảng dạy: Giáo viên cần làm quen với các thiết bị công nghệ mới trong lớp học như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu ... để có thể vận dụng và truyền tải tốt nội dung bài học. Tính sáng tạo: Để tạo ra những bài giảng thú vị, cần có sự sáng tạo của chính giáo viên, vì vậy khả năng này có thể được nâng cao bằng cách tham khảo thêm trên Internet, bằng cách tham khảo ý kiến của người khác,…
Link tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=cmvI7c-71D8
Chữ ký cuối bài:
Dự án chuyển đổi số bài giảng Mathenlisa
Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội
Hotline đăng ký tập huấn : 0948986486