Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa toàn diện. Vì vậy, việc tiếp nhận những công nghệ mới của con người trong đó có công nghệ thông tin là điều tất yếu, và đây là yếu tố khách quan để khẳng định sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển của đất nước luôn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để phát triển khoa học và công nghệ thì kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cho thấy sự lớn mạnh của khoa học công nghệ, của nền kinh tế ... và nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn bức tranh lớn của xã hội tri thức này.
Khi nói đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet…; Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau:
- Mức 1: Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu…, chưa sử dụng trong việc tổ chức các tiết học cụ thể của từng môn học.
- Mức 2: Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học.
- Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề hoặc một chương trình học tập.
- Mức 4: Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học.
Các bước hướng dẫn ứng dụng CNTT trong cấp tiểu học
1. Hiểu, phổ biến, nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Nắm vững, triển khai và phổ biến các tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường bằng nhiều hình thức, tạo mọi điều kiện để giáo viên học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hướng dẫn và đặt mục tiêu cho từng nội dung cụ thể, từ đó theo dõi tiến độ thực hiện của từng cá nhân, tổ chuyên môn để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo tình hình thực tế.
2. Tổ chức, phát huy và nâng cao trình độ của giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục
Cán bộ, giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, nguồn nhân lực cho xã hội. Không có thầy thì không thể nói đến quá trình dạy học. Để có được nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội thì rất cần một đội ngũ giáo viên có năng lực, giỏi nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Vì vậy, khâu đào tạo và phát huy kiến thức về công nghệ thông tin là khâu quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Muốn vậy, nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, có chính sách đào tạo, có kế hoạch sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả. Kết quả của việc giới thiệu và đào tạo giáo viên phải ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và rèn luyện của học sinh và hiệu quả của công việc ở trường.
3. Hướng dẫn phát triển ứng dụng phần mềm giáo dục trong quản lý giáo dục theo hướng tích hợp, vận hành và sử dụng hiệu quả các ứng dụng trên mạng và trên Internet
Thực hiện một số nghiên cứu, lựa chọn phần mềm có chức năng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của trường, xem cần bổ sung, bỏ sót những gì rồi đưa ra quyết định có nên sử dụng phần mềm, tiện ích đó hay không. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho nhân sự có trách nhiệm và những người có liên quan tiếp cận, làm quen và thực hành kiểm thử phần mềm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trong quá trình vận hành và kết thúc sử dụng, cần kiểm tra kỹ, đánh giá chi tiết sau mỗi quá trình sử dụng để tìm ra và khắc phục những điểm yếu trong chương trình.
Link tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=Vsfhr6-Xt-0
4. Quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ cốt cán chuyên trách về công nghệ thông tin có khả năng hiểu biết về tính năng, tác dụng và cách sử dụng qua đó phổ biến nhân rộng tới tất cả đội ngũ giáo viên trong trường. Giám sát chặt chẽ việc sử dụng, tránh lạm dụng những thiết bị này trong quá trình dạy học. Đặc biệt, Hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất việc sử dụng và bảo quản, kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chuyên môn làm tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình các cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện chưa tốt.
5. Ban hành các quy định bằng văn bản cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Việc ban hành các văn bản quy định cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp đề cao trách nhiệm của người lãnh đạo cũng như tạo sự thống nhất trong việc chỉ đạo cho cán bộ giáo viên nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Có quy định rõ ràng về các hình thức khen thưởng, phê bình, một mặt tạo động lực, khích lệ, động viên đối với những cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập, mặt khác góp phần quan trọng trong việc chấn chỉnh đối với những trường hợp thờ ơ, không tích cực hoặc sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. Tăng cường việc thanh, kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin ở các nhà trường
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng không thể thiếu của nhà quản lý. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá sẽ giúp Hiệu trưởng xác định được mức độ, hiệu quả quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở nhà trường, qua đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cụ thể, phù hợp, kịp thời, chính xác để việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Kiểm tra, giám sát giúp cho người quản lý phát hiện sai sót, lệch lạc để điều chỉnh kịp thời, phát hiện gương tốt, những kinh nghiệm tốt, những khả năng, tiềm lực để tận dụng, nhân rộng. Việc thực hiện các hình thức giám sát, kiểm tra là một việc làm thường xuyên, hết sức cần thiết, để làm cơ sở đưa ra những quyết định khen thưởng, phê bình hợp lý, từ đó nâng cao ý thức tự giác của giáo viên, có tác dụng tích cực trong công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Chữ ký cuối bài:
Dự án chuyển đổi số bài giảng Mathenlisa
Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội
Hotline đăng ký tập huấn : 0948986486