Khái niệm này được ra đời khá lâu khi bùng nổ mạnh mẽ internet, mô tả hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và mang tính toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn trường học. Điều này được nói đến ở nhiều khía cạnh như việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến bài giảng trực tuyến . Thậm chí là tạo nên những trường học mới và cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.
Trong thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, giáo dục đào tạo không là ngoại lệ.
Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục và các trường học áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19 và thời gian sau đó, song phương pháp trực tuyến vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực người học...
Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ nhiều năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học.
Tuy nhiên, với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn.
Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học …
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được đặc trưng bởi 4 nhóm công nghệ cốt lõi là: (i) Công nghệ số: AI, Big data, IoT, Blockchain, Cloud, Robot tự hành, Mô phỏng, Tính toán lượng tử; (ii) Vật lý và vật liệu mới: Nano, In 3D, Quang điện, Xe tự lái, Xe điện, Thiết bị bay; (iii) Sinh học: Tế bào gốc, Chip sinh học, Cảm biến sinh học, Công nghệ thần kinh, Y học cá thể, Chẩn đoán hình ảnh y sinh học và (iv) Năng lượng và môi trường: Vệ tinh nhỏ, Công nghệ turbin gió, Lưới điện thông minh, Công nghệ ắc-qui, Năng lượng đại dương.
Sự kết hợp giữa CMCN 4.0 với dữ liệu số và các công nghệ khác nhau được đánh giá sẽ là sự phát triển đột phá của chuyển đổi số góp phần thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế …
Nâng cao chất lượng giáo dục: Ngày nay, các thành tựu công nghệ như IoT (Internet Of Things - Internet vạn vật) giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.
Tăng tính tương tác, tính thực hành - ứng dụng: Ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ,… giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú cho người học, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong lớp học.
Tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng – cá thể hóa: Thời gian gần đây, khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) bùng nổ với các tên tuổi lớn trên thế giới như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy.
Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại.
Giảm chi phí đào tạo: Với sự phát triển của Internet, các mô hình dạy học trực tuyến (e-learning) giúp giảm chi phí đào tạo. Theo đó, chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể. Cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi phí trang bị cơ sở vật chất, chi phí chi trả cho giảng viên và chuyên gia; người học tiết kiệm học phí, chi phí sinh hoạt và tài liệu học tập …
Cơ sở đào tọa vận hành tốt hơn: Việc áp dụng công nghệ vào vận hành giúp quản lý giáo viên và học viên triệt để hơn, giảm tải các lãng phí, tăng hiệu suất và chất lượng làm việc của khối văn phòng và đào tạo.
Đánh giá (kiến thức người học và tài liệu hướng dẫn và đo lường sự tiến bộ): Sử dụng những đánh giá của người học kết hợp với việc phân tích các dữ liệu, giáo viên có thể áp dụng các thông tin mà họ có được để tiến hành điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy. Sinh viên có thể trả lời các câu hỏi của giảng viên thông qua các phần mềm, từ đó giảng viên có thể đánh giá chính xác về kiến thức của từng sinh viên.
Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại.
Giảm chi phí đào tạo: Với sự phát triển của Internet, các mô hình dạy học trực tuyến (e-learning) giúp giảm chi phí đào tạo. Theo đó, chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể. Cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi phí trang bị cơ sở vật chất, chi phí chi trả cho giảng viên và chuyên gia; người học tiết kiệm học phí, chi phí sinh hoạt và tài liệu học tập …
Cơ sở đào tọa vận hành tốt hơn: Việc áp dụng công nghệ vào vận hành giúp quản lý giáo viên và học viên triệt để hơn, giảm tải các lãng phí, tăng hiệu suất và chất lượng làm việc của khối văn phòng và đào tạo.
Đánh giá (kiến thức người học và tài liệu hướng dẫn và đo lường sự tiến bộ): Sử dụng những đánh giá của người học kết hợp với việc phân tích các dữ liệu, giáo viên có thể áp dụng các thông tin mà họ có được để tiến hành điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy. Sinh viên có thể trả lời các câu hỏi của giảng viên thông qua các phần mềm, từ đó giảng viên có thể đánh giá chính xác về kiến thức của từng sinh viên.
Kho bài giảng E-Learning là nơi lưu trữ hệ thống các bài giảng E-Learning thuộc chủ đề Môn học và chủ đề Dư địa chí. Kho bài giảng E-Learning được thiết kế và triển khai với mong muốn xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy, học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời, học mọi lúc mọi nơi. Đề làm được việc đó, Ban quản trị hệ thống đã lựa chọn những bài giảng chất lượng tốt nhất từ các giáo viên trong cả nước thông qua cuộc thi Quốc gia Thiết kế bài giảng E-Learning được tổ chức hàng năm.
Bài giảng trên Kho thuộc hai chủ đề: Môn học và Dư địa chí.
Đối với chủ đề Môn học, các bài giảng E-Learning được phân bố thuộc lớp và môn học cụ thể, phủ kín gần như toàn bộ chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với chủ đề Dư địa chí, bài giảng E-Learning được xây dựng với nội dung chính liên quan đến văn hóa – lịch sử địa phương, danh nhân văn hóa, phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo, những chuyển động và biến đổi về tự nhiên, về con người, về đời sống văn hóa, xã hội của địa phương trong quá khứ, hiện tại và, tương lai. Đồng thời nói lên những cảm nhận về nét đẹp, những huyền thoại, những mẩu chuyện về tình yêu, vùng đất, con người nơi quê nhà.
Kho bài giảng E-Learning được thiết kế hướng tới đối tượng người dùng là học sinh các cấp học, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh và toàn xã hội.
Các em học sinh khi truy cập vào Kho bài giảng E-Learning sẽ dễ dàng nhìn thấy danh mục các lớp và môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Các em lựa chọn bài giảng, nhấn Học trực tuyến là có thể bắt đầu học mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên và các cán bộ quản lý có thể sử dụng Kho bài giảng để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm soạn bài giảng của những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm về E-Learning trên cả nước, góp phần đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy truyền thống.
Phụ huynh học sinh nên sử dụng Kho bài giảng để có thể nắm được sự đổi mới trong chương trình dạy, từ đó có thể giúp đỡ con/em trong quá trình học tập tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ mầm non.
Kho bài giảng E-Learning được xây dựng với hy vọng góp phần đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp giảng dạy, từng bước hình thành nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh có thể học, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi.
Hiện tại Kho bài giảng E-Learning vẫn đang trong thời gian thử nghiệm, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để Cục Công nghệ Thông tin có thể từng bước hoàn thiện Kho bài giảng.
Bài giảng trên Kho thuộc hai chủ đề: Môn học và Dư địa chí.
Đối với chủ đề Môn học, các bài giảng E-Learning được phân bố thuộc lớp và môn học cụ thể, phủ kín gần như toàn bộ chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với chủ đề Dư địa chí, bài giảng E-Learning được xây dựng với nội dung chính liên quan đến văn hóa – lịch sử địa phương, danh nhân văn hóa, phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo, những chuyển động và biến đổi về tự nhiên, về con người, về đời sống văn hóa, xã hội của địa phương trong quá khứ, hiện tại và, tương lai. Đồng thời nói lên những cảm nhận về nét đẹp, những huyền thoại, những mẩu chuyện về tình yêu, vùng đất, con người nơi quê nhà.
Kho bài giảng E-Learning được thiết kế hướng tới đối tượng người dùng là học sinh các cấp học, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh và toàn xã hội.
Các em học sinh khi truy cập vào Kho bài giảng E-Learning sẽ dễ dàng nhìn thấy danh mục các lớp và môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Các em lựa chọn bài giảng, nhấn Học trực tuyến là có thể bắt đầu học mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên và các cán bộ quản lý có thể sử dụng Kho bài giảng để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm soạn bài giảng của những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm về E-Learning trên cả nước, góp phần đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy truyền thống.
Phụ huynh học sinh nên sử dụng Kho bài giảng để có thể nắm được sự đổi mới trong chương trình dạy, từ đó có thể giúp đỡ con/em trong quá trình học tập tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ mầm non.
Kho bài giảng E-Learning được xây dựng với hy vọng góp phần đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp giảng dạy, từng bước hình thành nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh có thể học, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi.
Hiện tại Kho bài giảng E-Learning vẫn đang trong thời gian thử nghiệm, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để Cục Công nghệ Thông tin có thể từng bước hoàn thiện Kho bài giảng.