Các nguồn tài nguyên số này do Bộ, các tổ chức và cộng đồng giáo viên cung cấp nhằm hỗ trợ học sinh, giáo viên và phụ huynh triển khai học trực tuyến.
Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Sơn Hải, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có kho dữ liệu gồm 5.000 bài giảng điện tử E-learning đoạt giải trong các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learning do Bộ tổ chức.
Kho dữ liệu này có bài giảng của đầy đủ các cấp học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông với nội phong phú của các môn học trải dài các lớp học.
Đây là nguồn học liệu phong phú và chất lượng để các nhà trường lựa chọn và hướng dẫn học sinh học tham khảo, cùng hệ thống bài giảng điện tử mà giáo viên nhà trường chủ động xây dựng khi thực hiện dạy học online trong thời gian này.
Học sinh, giáo viên khi truy cập vào kho bài giảng e-learning tại địa chỉ: https://elearning.moet.edu.vn sẽ dễ dàng nhìn thấy danh mục các lớp và môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Người học có thể lựa chọn bài giảng, nhấn "Học trực tuyến" là có thể bắt đầu học mọi lúc, mọi nơi.
Đối với chủ đề Môn học, các bài giảng e-learning được phân bố thuộc lớp và môn học cụ thể, phủ kín gần như toàn bộ chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Sơn Hải, trong 2 tháng gần đây, kho bài giảng e-learning của Bộ có số lượng người truy cập và học trực tuyến tăng đột biến, với hàng trăm ngàn lượt học mỗi ngày.
Đến thời điểm hiện tại, Thư viện bài giảng điện tửhệ thống HanoiStudy đã có hàng nghìn bài giảng trên truyền hình, bài giảng tử tương tác (e-learning), các bài trình chiếu, đoạn phim (video clip), hình ảnh minh họa do các thầy giáo, cô giáo tâm huyết dựng và đã được Sở GDĐT, Phòng GDĐT lựa chọn, kiểm tra thẩm định, bám sát chương trình giáo dục của cấp học mầm lớp 1, lớp 2 phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Trong thời gian tới, kho học liệu điện tử ngành Giáo dục Hà Nội sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện thêm các bài giảng điện tử với sự đóng góp không của các thầy, cô giáo, từng bước hình thành nguồn tài nguyên giáo dục mở, phục vụ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý v huynh học sinh học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi...
Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong các hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đúng 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 01/01/2018, tại Hà Nội, Đề án đã được chính thức khởi động dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với thông điệp “Chia sẻ tri thức - Cổ vũ sáng tạo - Kết nối cộng đồng – Vì tương lai Việt Nam”.
Mục tiêu của Đề án là nhằm xây dựng nền tảng hạ tầng dữ liệu và tri thức trong các lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, văn hóa… nhằm tạo điều kiện cho học tập, làm chủ tri thức, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng AI và BigData phục vụ cho cộng đồng và xã hội.
Các dữ liệu và tri thức được kết nối và chia sẻ với cấp số nhân, được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi sẽ xoá bỏ khoảng cách số, tạo cơ hội để mọi người tiếp cận sử dụng, tạo ra giá trị gia tăng cho cả cộng đồng. Đây là cốt lõi để triển khai phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong mọi ngành, lĩnh vực, khơi dậy niềm đam mê và khát vọng sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ.
Trong khuôn khổ Đề án, đã hình thành nhiều nền tảng số tiêu biểu như: Bản đồ số Việt Nam (vmap.vn), Nhân đạo số (inhandao.vn), Giáo dục số (igiaoduc.vn), Bách khoa toàn thư mở (bachkhoathu.itrithuc.vn), Di sản số,… giúp kết nối các cộng đồng và mọi người dân cùng chung tay đóng góp và chia sẻ các nguồn lực trên nền tảng công nghệ tiên tiến, làm giàu nền tảng tri thức Việt Nam.
Tất cả các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và người dân, đặc biệt là các bạn thanh niên với nhiệt huyết và nhiệt tình cống hiến đều được khuyến khích tham gia triển khai các dự án trong khuôn khổ Đề án và được vinh danh xứng đáng với những đóng góp quý báu của mình.
Ngoài ra qua gần 2 năm học đưa vào sử dụng hệ thống hiện nay ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm của Sở GD&ĐT tại địa chỉ https://study.hanoi.edu.vn/ đã có gần 500.000 câu hỏi được được các Phòng ban chuyên môn của Sở, Phòng GDĐT và các Nhà trường trực tiếp thẩm định, đánh giá, kiểm duyệt và phân loại phù hợp từng cấp học theo chương trình sách giáo khoa. Học sinh tại khu vực Hà Nội có thể đăng nhập bằng tài khoản đã được nhà trường cung cấp hoặc thông qua ứng dụng eNetViet để tiến hành ôn luyện, làm bài kiểm tra củng cố kiến thức được dạy ở trên lớp.
Các đơn vị nhà trườngkhi tổ chức ôn tập, khảo sát cho học sinh đều có thể tham khảo và đưa về ngân hàng câu hỏi của trường mình. Tài nguyên khổng lồ này giúp tiết kiệm công sức và thời gian đồng thời là nguồn thông tin tham khảo hỗ trợ nâng cao sự sáng tạo cho giáo viên ở các trường khác nhau.