Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Kho học liệu số miễn phí cấp tiểu học của Bộ giáo dục

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 67 lượt xem

Có thể hiểu một cách đơn giản, bài giảng điện tử là một hình thức giảng dạy, dựa trên một số thiết bị công nghệ, chẳng hạn như điện thoại, máy tính trên Internet. Bài giảng điện tử sẽ được giáo viên tạo nên bằng những thiết bị hỗ trợ ghi hình, ghi âm,…

Tương tự như những bài giảng truyền thống, những bài giảng này cũng chứa các thông tin, hình ảnh được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định. Bạn có thể học ở bất kỳ đâu, bất kì khoảng thời gian nào miễn là các thiết bị bạn sử dụng để bật bài giảng có kết nối Internet.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết nguồn tài nguyên này gồm:

- Một số bài giảng minh họa cho lớp 1 (bao gồm hệ thống các bài giảng minh họa giúp nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1).

- Một số bài giảng minh họa cho lớp 2 (bao gồm hệ thống các bài giảng minh họa giúp nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức dạy học cho học sinh lớp 2)

- Hướng dẫn dạy học trực tuyến (bao gồm các tài liệu, video giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến, công cụ số hỗ trợ dạy học, kinh nghiệm sử dụng và triển khai... được lựa chọn từ cộng đồng giáo viên, giúp giáo viên tham khảo trong lựa chọn phần mềm và tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả).

- Kho học liệu số (là sản phẩm hợp tác giữa Hệ Tri thức Việt số hóa với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tập hợp các nguồn tài nguyên số từ cộng đồng giáo viên và xã hội để chia sẻ dùng chung trong ngành giáo dục. Tài nguyên số gồm bài giảng e-learning, bài giảng đã dạy trên truyền hình và các tài nguyên số khác. Học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo các nguồn tài nguyên số trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ https://moet.gov.vn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, nội dung các nguồn tài nguyên này sẽ được Bộ tiếp tục xây dựng, tổng hợp từ các nguồn khác và liên tục được cập nhật để hỗ trợ các thầy cô, phụ huynh và nhà trường.

Để bổ trợ thêm kiến thức cho học sinh mẫu giáo và tiểu học trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường,  lập kho học liệu, cung cấp miễn phí để giúp các thầy cô giáo và phụ huynh có thêm các hoạt động bổ ích dành cho các bạn nhỏ. Kho học liệu gồm các bài bổ trợ học tập của các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo hình thức bài đọc, trò chơi, đố vui...

Bên cạnh đó là các trang hoạt động tô màu và sáng tạo, thủ công, khám phá và STEM. Các học liệu được thiết kế dạng file pdf, khổ A4, phân chia theo các nhóm mục tiêu cụ thể.

Các thầy cô giáo có thể lựa chọn học liệu phù hợp với bài giảng, tiết học của mình để tải về và gửi tới các phụ huynh của lớp để in ra cho các bạn học sinh tự luyện tập, sáng tạo…

Với kho học liệu, các bạn có thể vừa luyện tập thêm kiến thức vừa là hoạt động giải trí, giúp các bạn nhỏ giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử. để tải học liệu. Các học liệu sẽ được cập nhật thường xuyên để phục vụ nhu cầu học tập lâu dài của các bạn nhỏ.

Bao gồm hệ thống các bài giảng minh họa, giúp nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1

 

Bao gồm hệ thống các bài giảng minh họa, giúp nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức dạy học cho học sinh lớp 2

Học liệu số tham khảo do Bộ GDĐT, các tổ chức và cộng đồng giáo viên cung cấp, nhằm hỗ trợ học sinh, giáo viên và phụ huynh triển khai các hoạt động giáo dục dành cho học sinh tiểu học.

Bao gồm các tài liệu, video giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến, công cụ số hỗ trợ dạy học, kinh nghiệm sử dụng và triển khai... được lựa chọn từ cộng đồng giáo viên giúp giáo viên tham khảo trong lựa chọn phần mềm và tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả.


 

Kho học liệu số là sản phẩm hợp tác giữa Hệ Tri thức Việt số hóa (https://www.itrithuc.vn) với Bộ GDĐT nhằm tập hợp các nguồn tài nguyên số từ cộng đồng giáo viên và xã hội để chia sẻ dùng chung trong ngành Giáo dục. Tài nguyên số bao gồm: bài giảng e-learning, bài giảng đã dạy trên truyền hình và các tài nguyên số khác.

 

  • Bài giảng cần định hướng rõ ràng về chủ đề
  • Trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung
  • Phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng
  • Sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v,…


Bình luận