Dưới đây là địa chỉ các nguồn tài nguyên số (gồm bài giảng điện tử, học liệu số tham khảo) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các tổ chức và cộng đồng giáo viên cung cấp nhằm hỗ trợ học sinh, giáo viên và phụ huynh triển khai các hoạt động học trực tuyến của học sinh.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khai giảng năm học 2021-2022, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình vào đúng ngày 5/9, đảm bảo các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên thông báo không tổ chức lễ khai giảng mà bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến từ đầu tháng 9 với cấp trung học và giữa tháng 9 với cấp tiểu học. Từ 12/9, nhiều tỉnh, thành phía Nam tổ chức khai giảng muộn qua hình thức trực tuyến hoặc phát trực tiếp trên sóng truyền hình địa phương.
Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước.
Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19. Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh, sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học... Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.
Bộ GD&ĐT hiện có kho dữ liệu gồm 5.000 bài giảng điện tử E-learning đoạt giải trong các cuộc thi Quốc gia thiết kế bài giảng E-learning do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Kho dữ liệu này có bài giảng của đầy đủ các cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT với nội phong phú của các môn học trải dài các lớp học. Đây là nguồn học liệu phong phú và chất lượng để các nhà trường lựa chọn và hướng dẫn học sinh học tham khảo, cùng hệ thống bài giảng điện tử mà giáo viên nhà trường chủ động xây dựng để cung cấp cho người học trong dịp các em không thể trường vì Covid-19.
Trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, việc vận chuyển sách giáo khoa đến học sinh gặp nhiều khó khăn. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà xuất bản phải số hóa sách giáo khoa theo dạng PDF gửi đến các trường.
Hiện, có hai cách để xem sách giáo khoa miễn phí. Đầu tiên, với bản PDF, đại diện nhà trường sẽ gửi tệp để phụ huynh tải về dùng. Việc này tuỳ thuộc vào kế hoạch đào tạo của từng trường, từng địa phương. Cách thứ hai là phụ huynh, học sinh chủ động truy cập vào trang web của Nhà xuất bản Giáo dục tại địa chỉ này > chọn bộ sách > chọn lớp học, môn học > nhấn vào "Mục lục" để chọn bài học muốn xem online miễn phí.
Hiện nay, mỗi địa phương đang có những cách riêng để giảng dạy trực tuyến cho học sinh. Tùy cấp học, có nơi phát video dạy qua truyền hình, kênh YouTube, trang web; có nơi giảng dạy trực tuyến qua ứng dụng học nhóm (Zoom, Google Meet,...). Ngoài ra, nhiều ứng dụng học tập của bên thứ ba cũng đã ra đời để hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức.
Trong đó, Tâm Trí Lực là ứng dụng khác biệt hoàn toàn khi các bài giảng (dành cho lớp 1 tới lớp 12) được thiết kế song ngữ Anh - Việt theo phương pháp sơ đồ tư duy khoa học với thời lượng chỉ từ 5 - 15 phút/bài. Hiện, hơn 200 nhà trường với hơn 150.000 học viên trên cả nước đang sử dụng ứng dụng này như một công cụ bổ trợ cho việc học.
Ứng dụng được cung cấp trên kho ứng dụng Google Play Store (dành cho smartphone, tablet Android) và App Store (dành cho iPhone, iPad). Đội ngũ phát triển ứng dụng đang tặng miễn phí 1.000 tài khoản truy cập các video bài giảng kèm sơ đồ tư duy theo lớp học cho phụ huynh, học sinh
năng, chuyển giao công nghệ sâu rộng đến người dân. Việc đào tạo trực tuyến được thực hiện qua các công cụ dạy học trực tuyến theo thời gian thực (Microsoft Teams, Zoom, Webex, Google Hangouts Meet,…) hoặc theo hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp LMS (Learning Management System).
Đối với một số ngành, nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hoặc những ngành nghề, môn học, mô đun có nội dung phù hợp, các nhà trường có thể cho phép thực hiện việc thi, kiểm tra theo hình thức trực tuyến gián tiếp (không tập trung tại trường) nhưng phải bảo đảm đánh giá được chính xác, khách quan kết quả học tập của người học và chống được gian lận trong quá trình thi, kiểm tra; diễn biến của buổi thi, kiểm tra trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ theo quy định
Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo án dạy học trực tuyến bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. Tổ chức xây dựng các video bài giảng để tổ chức dạy học trên truyền hình theo chương trình các môn học, hoạt động giáo dục; bảo đảm lịch phát sóng cụ thể theo từng bài học, môn học, lớp học được phổ biến đến các đối tượng người học. Tăng cường kết hợp dạy học qua truyền hình với dạy học trực tiếp tại trường (hình thức học pha trộn- Blended learning), hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia học tập các bài học trên truyền hình phù hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường.
Xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi; chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiệnkiểm tra, đánh giá trực tuyếntheo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh, sinh viên, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức tuyển sinh, đào tạo trực tuyến tạo hành lang pháp lý cho cơ sở thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tăng cường đào tạo quốc tế; liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để người học am hiểu thực tế vận hành chuỗi cung ứng; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng cho người lao động để họ thích nghi với công nghệ mới hoặc đối phó với mất nghề, chuyển nghề do tác động dịch bệnh…