Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Mẫu bài giảng chuyển đổi số của bộ giáo dục

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 145 lượt xem

Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.

Hiện nay việc thực hiện chuyển đổi số trong các nhà trường đã diễn ra nhưng đó vẫn là việc làm mang tính tự phát, chưa có sự kết nối, liên thông và chỉ dừng lại ở một số khía cạnh công việc của nhà trường, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ.
- Sử dụng phần mềm quản lý điểm, mã định danh học sinh, giáo viên: SMAS, truong.csdl.moet.gov.vn.
- Sử dụng phần mềm tập huấn bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá công chức: ETEP, TEMIS, K12online.
- Sử dụng phần mềm cho kế toán tài chính: MISA, hỗ trợ kê khai thuế.
- Sử dụng phần mềm quản lý thư viện.
- Truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh: Zalo, SMS.

Sự thận trọng trong việc đổi mớiVề bản chất, mọi người thường sẽ có xu hướng là làm theo cách đã quen và từ chối di chuyển ra khỏi vùng an toàn để phát triển. Nhiều người trong ngành giáo dục sợ thất bại và do dự trong việc học các kỹ năng hoặc quy trình mới - những thứ cho phép họ thích nghi với công nghệ.
Kiến thức và kĩ năng: Hạn chế về kiến thức tin học phổ thông, kĩ năng sử dụng các phần mềm là 1 trở ngại rất lớn với một số giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Tài chính: là một trong những khó khăn lớn đối với các nhà trường công lập trong vấn đề cân nhắc và lựa chọn các phần mềm ứng dụng hiệu quả.
Tư duy, tư tưởng: rào cản và cũng là khó khăn lớn nhất của các thành viên trong đơn vị, nhất là của người đứng đầu.
Thiếu sự hướng dẫn và chiến lượcCâu hỏi đặt ra thường là việc chuyển đổi số ngành giáo dục là việc chúng ta không biết phải bắt đầu từ đâu, thay đổi từ đâu và thay đổi như thế nào cho hợp lý.
Những giải pháp
*  Xác định được mục tiêu chuyển đổi số: Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung làm nền tảng xây dựng các phần mềm, công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Xây dựng môi trường làm việc, môi trường học tập thông minh trên nền tảng số.
Qua các tiện ích ứng dụng công nghệ thông tingóp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Giúp giáo viên, học sinh tiếp cận, làm quen và làm chủ công nghệ số, đào tạo công dân có trách nhiệm và tự chủ của thời đại số;tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp cận, lựa chọn nghề nghiệp số trong tương lai.
Tiến hành chuẩn hóa hệ thống phần mềm chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo tính khả thi của “Chương trình Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030” đối với giáo dục tiểu học.

Lựa chọn áp dụng công nghệ mới. Chúng tôi mạnh dạn lựa chọn Office 365 vào công tác quản trị, cũng như giảng dạy của nhà trường (clip về sử dụng Office 365).

- One drvie- quản lí tệp.

- Power BI- phân tích báo cáo.

- Micrsoft form- khảo sát

- One note quản lí hồ sơ, sổ sách.

- Ms teams trong dạy học trực tuyến.

Thực hiện số hóa toàn bộ các hồ sơ, sổ sách, quy trình làm việc của nhà trường – nhiệm vụ rất quan trọng mang tính tiên quyết trong công cuộc chuyển đổi số.
- Toàn bộ hồ sơ, sổ sách liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cần phải được chuyển sang định dạng kĩ thuật số và có thể lưu trữ tài liệu trên Cloud.
- Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai dạy học trực tuyến.
- Quy trình làm việc nội bộ trong nhà trường (kiểm tra đánh giá xếp loại, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện...).
- Quy trình làm việc với học sinh, cha mẹ học sinh (công tác tuyên truyền, trao đổi góp ý, thu thập xử lí thông tin...).
- Quy trình làm việc với các cơ quan quản lí cấp trên và các đơn vị phối kết hợp (thực hiện báo cáo, cung cấp số liệu...).
 Xây dựng trang thông tin riêng mang tính thương hiệu của nhà trường.
Triển khai mạng xã hội giáo dục riêng của nhà trường có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa các cá nhân trong trường, giữa nhà trường với gia đình, nhà trường với xã hội. Đây có thể coi là kênh thông tin chung thường xuyên cập nhật mọi thông tin, dữ liệu, các hoạt động của giáo viên, học sinh,…. Mà nhà quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và tất cả có thể truy cập một cách dễ dàng, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi.

Cùng với công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐHĐN cũng đã đầu tư nghiên cứu các lĩnh vực liên quan chuyển đổi số. Phó Giám đốc ĐHĐN Lê Quang Sơn cũng chia sẻ, ĐHĐN hiện có 5 nhóm nghiên cứu đang hoạt động tích cực trong các lĩnh vực IoT, AI, Cloud Computing/Communications, Big Data. Hàng năm, các nhóm nghiên cứu liên quan chuyển đổi số đã triển khai khoảng 20 đề tài khoa học công nghệ các cấp liên quan đến chuyển đổi số, công bố hàng trăm công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín thế giới (WoS, Scopus)."

Các nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập, tích lũy dữ liệu mẫu, dữ liệu thực nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau để tạo bộ dữ liệu dùng chung; xây dựng các nền tảng kết nối để hình thành mạng lưới các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng giải quyết các vấn đề lớn.

Liên quan đến lĩnh vực quản trị giáo dục, ĐHĐN bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục và đào tạo như công tác báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo và thanh tra, kiểm tra; phát triển một số ứng dụng phục vụ công tác điều hành, quản trị như ứng dụng quản trị số-chữ ký số, văn phòng điện tử, thống kê dữ liệu phục vụ xếp hạng đại học, phục vụ xây dựng báo cáo, phục vụ công tác quản lý.


Bình luận