Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Mẫu chuyển đổi số bài giảng

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 79 lượt xem

Giáo dục là một trong những lĩnh vực đang được khuyến khích và ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong Giáo dục tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá

Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành.

Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), chuyển đổi cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với học sinh trên không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy

Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất Khung chuyển đổi số cấp tổ chức, doanh nghiệp bao gồm 06 thành tố, điều kiện: chiến lược, công nghệ, tổ chức, nhân lực, văn hóa, khách hàng. Tại Việt Nam, “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng đã đề cập 06 yếu tố quyết định đến quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam bao gồm: nhận thức, sự tham gia của người dân, thể chế và công nghệ, hợp tác, an ninh mạng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp.

Trên cơ sở Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, có thể đề xuất điều kiện Khung bảo đảm áp dụng chuyển đổi số trong GDLLCT (áp dụng cho bậc trung cấp, cao cấp lý luận chính trị) bao gồm những thành tố sau 

Một là, nhận thức. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Để thực hiện chuyển đổi số trong GDLLCT, trước hết đòi hỏi có sự quyết tâm thay đổi của người đứng đầu. Bên cạnh đó, cần có sự đồng bộ về nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm của cán bộ, giảng viên, học viên, địa phương, cơ quan... trong triển khai thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động GDLLCT.

Hai là, khung luật pháp, chính sách về chuyển đổi số. Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện tạo thuận lợi cho chuyển đổi số trong giáo dục nói chung liên quan đến chuyển đổi số, an ninh mạng; quy định về học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả. Đối với GDLLCT, cần kịp thời xây dựng và điều chỉnh các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; chương trình giảng dạy - học tập lý luận chính trị trực tuyến; khảo thí, kiểm định chất lượng việc giảng dạy - học tập và công nhận kết quả học GDLLCT trực tuyến.

Ba là, chiến lược. Cơ sở đào tạo cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong GDLLCT, tập trung vào các nội dung chủ đạo: số hóa thông tin quản lý (giảng viên, học viên, cơ sở đào tạo), triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng Big Data để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định quản lý; chiến lược hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học bao gồm: số hóa học liệu (giáo trình, bài giảng điện tử, hệ thống quản lý e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, hệ thống hội thảo trực tuyến. Trong đó, thành tố quan trọng có tính quyết định là sự đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị sao cho phù hợp với thực tiễn, bối cảnh mới. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28-3-1994 của Ban Bí thư đã chỉ rõ: “Xác định việc đổi mới từ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên trong quá trình học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân là nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược”.

Bốn là, công nghệ và an ninh mạng. Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị đồng bộ bảo đảm việc quản lý, dạy - học; bảo đảm môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Đi kèm với thiết bị phần cứng là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng (platform) để mọi hoạt động giáo dục và quản lý của các cấp diễn ra trên đó, bảo đảm tính tương thích và kết nối với nhau. Ngoài ra, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số xu hướng CĐS ở các trường đại học lớn trên thế giới cũng như những hiệu quả mà CĐS có thể mang lại:

- Mở rộng đối tượng người học, gia tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng cách kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp; giảm chi phí nhưng tăng chất lượng đào tạo.

- Thu thập và phân tích dữ liệu lớn của người học để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, từ đó có những điều chỉnh về chính sách, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học cũng như của xã hội.

- Sử dụng mạng lưới kết nối trực tiếp/trực tuyến với doanh nghiệp/nhà tuyển dụng để đào tạo các kỹ năng, kiến thức cần thiết, giúp người học có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.

- Ứng dụng thực tế ảo tăng cường nhằm tạo môi trường học có tương tác, nâng cao trải nghiệm học tập cho người học.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cá nhân hóa quá trình học, hỗ trợ nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy, công tác quản lý, giáo vụ…

- Thành lập các phòng thí nghiệm tương tác công nghệ với đầy đủ trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cần thiết. Người học có thể hiện thực hóa các ý tưởng hay đồ án của mình.

- Xây dựng câu lạc bộ ngoại khóa, phổ cập kiến thức công nghệ cần thiết cho người học mới.

- Tích hợp thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp vào môi trường học. Đây là một trợ lý đắc lực cho người học để trải nghiệm công nghệ.

- Giảm thiểu phát hành sách/tài liệu truyền thống. Thay vào đó, cung cấp học liệu số, kho học liệu mở cho người học.

- Mở kênh 24/7 giải đáp những thắc mắc chung và hỗ trợ kỹ thuật

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, các thầy giáo, cô giáo ít nhiều đã trải qua việc sử dụng các phần mềm Zoom, Google Meet, Microsoft Team, Powerpoint hay email/web để dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, CĐS ở giáo dục đại học không đơn giản chỉ là dạy học trực tuyến. Đó là công nghệ hóa toàn bộ tiến trình dạy và học, là tự động hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý, là mở rộng đối tượng, năng lực, phạm vi giảng dạy, là nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng đáp ứng công nghiệp…


Bình luận