Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Tài liệu chuyển đổi số bài giảng của Bộ Giáo dục

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 64 lượt xem

 Chuyển đổi số đang là chủ trương lớn của Chính phủ và mọi ngành nghề trong đó có giáo dục. Ở bậc phổ thông, chuyển đổi số đã ngày một “thấm sâu” vào các hoạt động giảng dạy, học tập mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Tuy vậy, vẫn còn không ít thách thức.

Thực hiện Đề án 06, Bộ GDĐT được giao hai nhóm nhiệm vụ, đó là nhóm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý ngành của Bộ GDĐT và nhóm nhiệm vụ liên quan đến các thủ tục hành chính nói chung.

Đối với các nhiệm vụ thuộc nhóm lĩnh vực quản lý của Bộ GDĐT, đến nay, Bộ đã đồng bộ và định danh dược 1,2 triệu trong tổng số 1,4 triệu hồ sơ về thông tin giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục và đào tạo, đạt tỷ lệ 75%. Bộ GDĐT cũng đã đồng bộ, làm giàu cho dữ liệu dân cư thông tin chuyên ngành GDĐT của khoảng 160.000 công dân.

Đối nhiệm vụ thu thập, chuẩn hóa thông tin định danh của học sinh, hiện tại đang được triển khai và dự kiến hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Dự kiến, với khối học sinh lớp 12 năm 2021-2022, đến trước ngày 4/4/2022, các địa phương sẽ rà soát, cập nhật thông tin để Bộ GDĐT đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khoảng 900.000 hồ sơ.

Việc thu thập, chuẩn hóa và cập nhật thông tin định danh cá nhân học sinh bậc mầm non tới lớp 11, Bộ GDĐT đã giao Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an xây dựng quy trình thu thập, xác minh thông tin định danh theo quy trình thống nhất.

Với nhóm nhiệm vụ liên quan đến các thủ tục hành chính nói chung, Bộ GDĐT đã triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Năm nhiệm vụ trong nhóm nhiệm vụ này đều đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, đến nay, Bộ GDĐT đã tiến hành chuẩn hóa các danh mục thủ tục hành chính và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với 201 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Đánh giá cao tiến độ triển khai Đề án 06 của Bộ GDĐT, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đề nghị Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp với các ban, ngành liên quan để triển khai thực hiện đảm bảo đúng lộ trình Chính phủ đề ra.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, Đề án 06 là một trong những đề án có ý nghĩa xã hội to lớn, đặc biệt đối với Bộ GDĐT vì sẽ có một số lượng rất lớn học sinh, sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được hưởng lợi từ đề án này.

Thứ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ GDĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những vướng mắc ảnh hưởng đến quá trình triển khai các nhiệm vụ trong Đề án 06. Đặc biệt, ngay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 cần phải phối hợp để tạo điều kiện cho các thí sinh được đăng ký dự thi thuận lợi nhất; đảm bảo an ninh, an toàn đường truyền và hệ thống phần mềm.

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào mục đích đào tạo và giảng dạy của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục. Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học.   

Giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học sinh, sinh viên.     

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể tham gia. Tài nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc học tập, giảng dạy hay học trực tuyến đem lại hiệu quả tốt nhất.   

Chuyển đổi số trong giáo dục muốn phát triển tốt thì yếu tố nhân lực cần được ưu tiên nhất.

Truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Điều đó có nghĩa là học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thay vì phải tốn chi phí để mua sách hay đến thư viện để mượn. Hiện nay, người học có thể khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn bất kể tình trạng kinh tế của họ. Mặt khác, chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.

Tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế. Nhiều người nghĩ rằng học trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Nhưng thực tế, phương pháp học mới này lại giúp gia tăng tính tương tác hai chiều do người học có thể nói chuyện face to face một – một với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian. Ngoài ra, những công nghệ 4.0 như ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho người học. So với phương pháp học lý thuyết truyền thống chỉ có thể tưởng tượng qua sách vở, công nghệ mới giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi học.

Nâng cao chất lượng giáo dục. Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ. Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian mạng, IoT (Internet vạn vật) giúp theo dõi hành vi của học sinh, quản lý, giám sát học sinh; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.


Bình luận