Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Tài nguyên chuyển đổi số bài giảng của Bộ giáo dục

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 92 lượt xem

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc ngành giáo dục áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác học tập, giảng dạy của học sinh, sinh viên, giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao; từ đó tạo nên môi trường học tập bền vững được kết nối từ học sinh đến nhà trường dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại

Chuyển đổi số trong giáo dục chính là một hệ sinh thái thông minh được kết hợp bởi các yếu tố: công nghệ, dịch vụ và bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số; tạo nên những trải nghiệm có sự tương tác, hợp tác, kết nối và cá nhân hóa.

Cơ sở dữ liệu về giáo dục thường xuyên

Thông tin mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên gồm: Thông tin về cơ sở giáo dục chính và cơ sở giáo dục khác (nếu có), loại hình giáo dục và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin hệ thống lớp học gồm: Thông tin cơ bản về danh sách lớp học, loại lớp, hình thức học tập, chương trình học, hướng nghiệp và dạy nghề, bán trú và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin đội ngũ gồm: Thông tin cơ bản của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên về thông tin chung, trình độ chuyên môn, quá trình đào tạo và bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, trình độ tin học, ngoại ngữ, đánh giá chuẩn nghề nghiệp và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin người học gồm: Thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, kết quả học tập, rèn luyện, sức khỏe và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin cơ sở vật chất và trang thiết bị trong cơ sở giáo dục thường xuyên gồm: Thông tin cơ bản về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin tài chính gồm: Thông tin cơ bản về nguồn lực tài chính được cung cấp (nguồn thu), các khoản chi và các thông tin khác theo quy định.

Cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học

Thông tin mạng lưới cơ sở giáo dục đại học gồm: Thông tin về cơ sở giáo dục, loại hình giáo dục, các thông tin về trụ sở chính, các trụ sở khác (nếu có), các phân hiệu (nếu có), cơ cấu tổ chức, Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin danh mục ngành đào tạo gồm: Lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo mỗi cơ sở đào tạo được phép đào tạo và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin chương trình đào tạo gồm: Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo, loại chương trình, khóa đào tạo, loại hình đào tạo, chuẩn đầu ra và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin đội ngũ gồm: Thông tin cơ bản của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giảng viên, nhân viên, cán bộ nghiên cứu về thông tin chung, trình độ chuyên môn, quá trình đào tạo và bồi dưỡng, chương trình và ngành tham gia giảng dạy, khen thưởng, kỷ luật, trình độ tin học, ngoại ngữ, lý lịch khoa học và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin người học gồm: Thông tin về hồ sơ lý lịch, tuyển sinh, quá trình học tập, kết quả học tập, rèn luyện, văn bằng, ra trường có việc làm và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin khoa học công nghệ gồm: Mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ, nhà khoa học, các hoạt động khoa học và công nghệ, sản phẩm khoa học và công nghệ.

Thông tin cơ sở vật chất và trang thiết bị trong cơ sở giáo dục đại học gồm: Thông tin cơ bản về các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin tài chính gồm: Thông tin cơ bản về nguồn lực tài chính được cung cấp (nguồn thu), các khoản chi, nộp ngân sách, trích lập quỹ và các thông tin khác theo quy định.

Thông tin hợp tác quốc tế, hợp tác với doanh nghiệp gồm: Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế; đội ngũ cán bộ, sinh viên là người nước ngoài; các chương trình, dự án hợp tác với doanh nghiệp trong huy động nguồn lực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã định danh các đối tượng quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo sử dụng thống nhất trong ngành giáo dục bao gồm: Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học. Mã định danh của cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cấp từ lần tạo lập thông tin đầu tiên về cơ sở giáo dục đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến (không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra), được dùng thống nhất, xuyên suốt ở tất cả các cấp học. Mã định danh phục vụ công tác quản lý, báo cáo, kết nối dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và các mục đích khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Trường hợp cơ sở giáo dục không còn hoạt động, sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý chỉ thay đổi thông tin trạng thái của cơ sở giáo dục, không xóa mã định danh và hồ sơ trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Trường hợp giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên chuyển công tác, ngừng làm việc hoặc thôi việc, cơ sở giáo dục cập nhật trạng thái và thông tin hồ sơ điện tử, không xóa hồ sơ và mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Trường hợp người học tạm dừng học, thôi học, chuyển đi, cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan chỉ cập nhật trạng thái hồ sơ điện tử của người học, không xóa hồ sơ trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

  • Chuyển đổi số trong quản lý giáo dục: bao gồm số hóa thông tin giáo dục, tạo nên hệ thống các cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các thiết bị công nghệ để quản lý, dự báo, điều hành và hỗ trợ ra quyết định trong ngành giáo dục một cách nhanh chóng, chính xác.
  • Chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học: Kiểm tra, đánh giá gồm: thư viện số, hệ thống đào tạo trực tuyến, số hóa học liệu (bài giảng điện tử, sách giáo khoa điện tử, kho bài giảng, ngân hàng các câu hỏi trắc nghiệm), phòng thí nghiệm ảo, xây dựng các trường đại học ảo…

Trường hợp học sinh bị khuyết tật, khiếm thị, khiếm thính… làm cản trở thao tác học tập, điều khiển cũng có là đối tượng chịu tác động của bất bình đẳng số. Các vấn đề như: sách vở, tài liệu, ngôn ngữ, sử dụng thiết bị, thao tác điều khiển, giao tiếp với thiết bị, phần mềm, giáo viên… gặp nhiều khó khăn. Nhóm đối tượng này có thể phải dùng ngôn ngữ riêng, ký hiệu riêng… sẽ có nhiều hạn chế và không được ưu tiên, gây nhiều bất lợi, thiệt thòi.

Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ là đổi mới phương thức cập nhật thiết bị, công nghệ mà nó còn là vấn đề văn hóa và con người. Hiện nay, dịch bệnh hiện là thách thức lớn đối với toàn xã hội nói chung và với ngành giáo dục nói riêng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tạo nên một quy trình giáo dục hấp dẫn, hiệu quả, cả giáo viên và học sinh đều phải cải thiện kỹ năng của mình và cùng phối hợp vượt qua khó khăn, biến “nguy” thành “cơ” và có được những kết quả tốt.


Bình luận