Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai e-Learning chính là việc số hóa bài giảng, tức là chuyển bài giảng từ dạng truyền thống sang dạng kỹ thuật số để phù hợp với hình thức đào tạo trực tuyến. Song nhiều người vẫn chưa có cái nhìn tổng quan, rõ ràng nhất về khái niệm này cũng như chức năng của nó. Ở bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu số hóa bài giảng e-Learning là gì cũng như chức năng số hóa bài giảng khi doanh nghiệp muốn triển khai e-Learning.
Từ góc độ cá nhân mỗi nhà giáo, giảng viên, giáo viên hiện nay đều đang hàng ngày sản xuất ra học liệu số phục vụ công việc giảng dạy của mình ở những mức độ khác nhau, đơn giản nhất là các tệp bài giảng trình chiếu, tệp bảng tính, tệp văn bản cho đến các bài giảng tích hợp âm thanh, hình ảnh, clip có thiết kế khoa học và tính tương tác cao (như các bài giảng elearning). Ngay như mỗi người học, học sinh, sinh viên cũng liên tục tạo ra các học liệu số để tự học, tự ôn tập hoặc để trao đổi với nhau trong từng nhóm học tập; học liệu có thể đơn giản là các tệp tổng kết, phân loại, sắp xếp các kiến thức đã học trên lớp hay tự đọc phục vụ việc ôn tập, kiểm tra, thi cử.
Bằng cách đó mỗi người học đều có thể tạo ra cho riêng mình một kho học liệu số nhỏ. Khó có thể đánh giá được chính xác về quy mô (số lượng) cũng như về chất lượng, chủng loại học liệu số cá nhân nói trên nhưng có thể khẳng định rằng số lượng và chất lượng học liệu số cá nhân ngày càng tăng cùng với sự phát triển của công nghệ và trình độ tin học của người dân nói chung những năm gần đây.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, từ góc độ tổ chức, mỗi tổ nhóm, bộ môn cũng đều đang xây dựng những kho học liệu số riêng ở những quy mô khác nhau, chia sẻ dùng chung trong tổ chức của mình phục vụ công việc dạy, học, kiểm tra, đánh giá. Ở mức độ quy mô lớn hơn, mỗi nhà trường, mỗi phòng giáo dục, mỗi sở giáo dục ở nơi này hay nơi khác, với các mức độ khác nhau cũng xây dựng các kho học liệu số của trường mình, địa phương mình.
Một là, với tốc độ phát triển nhanh, vòng đời công nghệ ngắn, sản xuất học liệu số cần khoản chi phí đầu tư lớn cho việc đào tạo cập nhật công nghệ, tiếp thị và tìm kiếm mở rộng thị trường.
Hai là, bên cạnh kinh phí lớn thì thời gian sản xuất và hoàn thiện học liệu số thường dài hơn so với sản xuất học liệu truyền thống; đó là chưa kể thời gian hội đồng chuyên môn thẩm định, kiểm duyệt cả về kỹ thuật và nội dung trước khi được cấp phép phát hành thông qua môi trường số.
Ba là, mặc dù đã có nhiều quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng việc triển khai trên thực tế và chế tài còn hạn chế, tỉ lệ vi phạm bản quyền nói chung và học liệu số nói riêng ở nước ta còn ở mức cao; Thiếu quy định, hướng dẫn về thiết kế, bố cục, thời lượng đặc thù đối với các bài giảng số, học liệu số nên nhiều học liệu thiếu khoa học, thiếu tính sư phạm làm cho hiệu quả dạy học chưa cao; Thiếu quy định hướng dẫn thống nhất về kỹ thuật, định dạng dữ liệu, chuẩn chia sẻ kết nối dẫn đến khó khăn trong việc đưa vào các nền tảng quản lý học tập, khó khăn trong việc chia sẻ, khai thác chung học liệu số.
Bốn là, chưa có hệ thống đánh giá, kiểm duyệt chất lượng học liệu số công khai minh bạch dẫn đến khó khăn cho người học trong quá trình tìm kiếm, khai thác sử dụng; chưa khích lệ, động viên được phía sản xuất học liệu tập trung đầu tư.
Năm là, thị trường học liệu số cạnh tranh khốc liệt và trực tiếp trên môi trường mạng không chỉ giữa các cơ sở trong nước mà còn với các cơ sở nước ngoài có tiềm lực lớn (thông qua các dịch vụ xuyên biên giới). Trong khi đó phần lớn cơ sở sản xuất học liệu số trong nước lại có quy mô vừa và nhỏ, thiếu nhân lực vừa am hiểu về giáo dục vừa am hiểu về công nghệ (tỉ lệ các trường đào tạo chuyên ngành học liệu số còn khiêm tốn).
Sáu là, các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng, tăng nguy cơ xâm phạm đời tư và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của con người trong việc sử dụng nội dung số (bao gồm cả học liệu số) tác động tiêu cực đến việc phát triển học liệu số.
- Các khóa học trực tuyến: Học viên muốn tìm hiểu kiến thức mới nhưng không có thời gian tham gia lớp học? Các khóa đào tạo trực tuyến CLS E-Learning được phát triển bởi các chuyên gia chất lượng cao trong các lĩnh vực tương ứng của họ và có thể cung cấp cho học viên trải nghiệm học tập thực sự bằng cách thiết kế các khóa học trực tuyến độc quyền.
- Kỳ thi trực tuyến: dịch vụ số hóa bài giảng khi đã được tối ưu, giúp người dạy và người học có thể dễ dàng thực hiện quá trình làm bài thi và chấm điểm, nhận kết quả trả về.
- Sách điện tử: cung cấp giao diện tương tác, là nơi học viên có thể truy cập nội dung đa phương tiện, chẳng hạn như video, bài thuyết trình, tương tác và liên kết nguồn, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và đào tạo.
- Animation: Đây là một phương pháp hấp dẫn giúp nâng cao khả năng học tập. Bằng cách sử dụng các hoạt họa, người học có thể nắm bắt khái niệm một cách dễ hiểu hơn, ngay cả chủ đề khó nhất cũng có thể được trình bày một cách đơn giản với dịch vụ số hóa bài giảng phù hợp.
Camtasia
Camtasia được biết đến là một phần mềm soạn giáo án điện tử vô cùng nổi tiếng với số lượng người dùng khổng lồ. Ban đầu, chức năng chủ yếu của Camtasia là quay chụp màn hình, tuy nhiên hiện tại nó đã được phát triển thành phần mềm tạo và chỉnh sửa bài giảng video dạng trình chiếu khá chuyên nghiệp, cho phép bạn thỏa sức chèn các hiệu ứng đồ hoạ và âm thanh. Phần mềm bao gồm các tính năng:
- Chỉnh sửa file audio và video bài giảng: Sau khi kết thúc quá trình ghi âm, bạn có thể chỉnh sửa âm thanh hệ thống, video, con trỏ và mic một cách riêng biệt.
- Sử dụng webcam: Chỉ cần bật webcam của bạn khi ghi hình thì Camtasia sẽ lưu bản ghi trực tiếp đó dưới dạng một track riêng với số lượng bản ghi không giới hạn
- Cắt và ghép các đoạn video dễ dàng chỉ bằng vài cú click chuột
- Loại bỏ tiếng ồn, lọc tạp âm
- Tạo chú thích và phụ đề đóng hoặc mở trên bài giảng
- Hiệu ứng bài giảng video trình chiếu đa dạng: tạo chú thích cho các phần của hình ảnh, tạo câu đố, chuyển tiếp, phóng to,..
GoAnimate (Vyond)
GoAnimate cung cấp những tính năng trên nền tảng đám mây cùng với các công cụ kéo thả giúp tạo ra video hoạt hình 2D rất sống động. Phần mềm có một thư viện hình nền, đạo cụ, nhạc và đi kèm với những hiệu ứng âm thanh sống động.
Tính năng của GoAnimate:
- Tải lên phương tiện dễ dàng: Sử dụng chức năng import để tải lên hình ảnh, nhạc, video clip bài giảng trình chiếu hay bản quay màn hình.
- Xây dựng nhân vật thú vị: Bạn có thể tạo nên các nhân vật như học sinh, giáo viên trên phần mềm bằng cách sử dụng một trình tạo nhân vật đơn giản.
- Nhép lời tự động: Khi bạn thiết lập cho các nhân vật cụ thể một đoạn thoại, chúng sẽ tự nhép miệng theo lời thoại đó.
- Xuất bản nội dung với nhiều lựa chọn: Người dùng có thể tải xuống thành phẩm dưới dạng gif, bài giảng video trình chiếu hoặc tệp mp4. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép chia sẻ video lên mạng xã hội.
Adobe Presenter
Adobe Presenter là một công cụ hỗ trợ bạn chuyển đổi slide bài học thành những nội dung có tính tương tác cao, mang tới bài giảng sinh động và trải nghiệm cho học sinh.
Tính năng của Adobe Presenter:
- Sở hữu ngôn ngữ lập trình HTML5 hỗ trợ đắc lực cho PowerPoint và có thể xuất bản nội dung PowerPoint trực tiếp thành HTML5.
- Tạo câu hỏi: Phần mềm có nhiều mẫu câu đố để thầy cô có thể kiểm tra kiến thức của học sinh
- Chọn nhân vật với cử chỉ và phông nền tương ứng giúp video bài giảng thêm phần lôi cuốn
- Video có chất lượng HD: Phần mềm sẽ cân bằng màu sắc, loại bỏ tiếng ồn, tạp âm và tăng chất lượng tổng thể cho video.
- Tạo phụ đề đóng tự động nhờ chức năng chuyển đổi từ giọng nói sang văn bản vô cùng tiện lợi.
Chương trình toán phát triển tư duy Mathenlisa là sản phẩm được phát triển bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Digita với sứ mệnh trang bị cho trẻ em kiến thức và kỹ năng tư duy trong thời đại cách mạng số 4.0. Trẻ thành tạo các thao tác tư duy nhằm tiếp cận sớm với những nội dung của cộng sống hiện đại như công nghiệp, máy móc, mạng internet, kinh doanh, đầu tư, xây dựng thành phố thông minh. Dưới đây là những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển thai nghén của chương trình từ những năm 2015.
Đấu trường Toán Tư Duy Quốc Tế Mathenlisa IMMA (International mathematics mathenlisa Arena) là hệ thống đánh giá năng lực tư duy Toán học song ngữ bằng tiếng Việt và Anh dành riêng cho học sinh Mầm Non, Tiền Tiểu Học, Tiểu học và Trung học cơ sở.
Bài đánh giá năng lực tư duy Toán toàn diện trên 6 cấp độ: Biết, Hiểu, Vận Dụng, Phân Tích, Nhận Xét, Sáng Tạo. Hệ thống bài giảng, bài luyện, bài thi được áp dụng theo cả chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục và các quy chuẩn quốc tế tham khảo từ ban điều hành IMMA quốc tế biên soạn.
Ban điều hành IMMA toàn cầu bao gồm đại diện các nhà nghiên cứu quốc tế, liên minh Toán học, các trường Đại học sư phạm, Viện nghiên cứu về Toán và các Tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới. Kết quả rèn luyện toán tư duy được thể hiện qua việc tham gia vào đấu trường toán học Mathenlisa, lúc này các em học sinh sẽ bộc lộ hết kiến thức và kỹ năng tích lũy của mình.
Đấu trường được tổ chức thường niên tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Anh, Đức, Úc, Trung Quốc, Lào, Cuba, Mexico, Myamar, Nam Phi, Phi-lip-pin, Ru-ma-ni, Thái Lan, Úc, Trung Quốc, và Zim-ba- buê.