Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Thiết kế đồ dùng dạy học kỹ thuật số cho chương trình sách giáo khoa mới

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 374 lượt xem

Bài giảng trực tuyến khác hoàn toàn với các khái niệm giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint). Nếu soạn bài giảng bằng PowerPoint thì người giảng phải trực tiếp sử dụng nó, còn bài giảng trực tuyến là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động học tập của người học với sự hỗ trợ không trực tiếp của giáo viên/người hướng dẫn.

TBDH đóng vai trò không thể thiếu trong dạy và học môn mỹ thuật bởi nó hỗ trợ cho cả giáo viên và học sinh trong việc phát triển kiến thức cũng như bảo đảm chất lượng khi triển khai CT, SGK mới.

Tuy nhiên khi biên soạn SGK Mỹ Thuật lớp 1-3 các tác giả đã đề cập, hướng dẫn vấn đề làm sao để TBDH phù hợp với yếu tố vùng miền, địa phương. Thậm chí những nơi khó khăn về cơ sở vật chất, TBDH vẫn có thể thay thế, tự tạo để hoạt động dạy học hiệu quả.

Ví như: Những nơi nghèo, vùng sâu xa, quá trình dạy học cả giáo viên và học sinh không tiếp cận được với màu sáp, đất nặn, giấy màu…, giáo viên có thể sử dụng lợi thế nơi mình sinh sống, tận dụng những đồ từ phế thải như vải thừa, cành cây, cát sỏi… để vận dụng thành TBDH và học liệu để học sinh làm thành sản phẩm theo yêu cầu bài học đặt ra.

Trên thực tế, cùng 1 chủ đề dạy học ở 3 nơi với 3 đối tượng học sinh, vùng miền, điều kiện khác nhau, học liệu có thể tận dụng để có kết quả tốt không chứ phải trang bị dư thừa đầy đủ, học sinh mới học tốt.

Thực tế cho thấy, không ít học sinh ở nơi có đầy đủ thiết bị học tập nhưng sản phẩm mà các em làm ra dù đạt yêu cầu bài học nhưng vẫn thiếu sự trải nghiệm thực tế, sáng tạo riêng. Còn nơi thiếu thốn,  các em đã biết tận dụng giấy vụn, giấy màu, màu sắc từ hoa lá, cây cỏ… nên sản phẩm không chỉ đạt yêu cầu mà còn phong phú sáng tạo. Với học sinh  nơi đặc biệt khó khăn, sản phẩm của HS vận dụng từ vải vụn, cát, cành cây, lá cây… cũng vẫn bảo đảm được yêu cầu bài học tốt.

Trong các tình huống cụ thể rất cần sự linh hoạt của người dạy và người học để có thể vận dụng thay thế TBDH còn thiếu trong điều kiện cụ thể. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa không cần đến TBDH. TBDH cần được các nhà trường, địa phương hiểu đúng mua đủ, không thể thiếu nhưng cũng không cần quá nhiều, lãng phí. Chúng tôi khuyến khích TBDH ở mức độ giúp người dạy và học đạt được kết quả tốt nhất, linh hoạt theo điều kiện của địa phương…

Lo ngại lãng phí, không sử dụng hết công năng của các bộ thiết bị, cô giáo này chia sẻ: “Chương trình hiện hành chỉ có 1 bộ SGK mà thiết bị còn đắp chiếu. Giờ nhiều bộ SGK thì không biết thế nào. Nên chăng để sau khi các trường chọn SGK xong mới mua đồ dùng dạy học của sách đó, sẽ phù hợp hơn. Thậm chí những đồ dùng, để cho học sinh, giáo viên, phụ huynh tự làm”.

Ví dụ dạy Tiếng Việt 1 có nhiều phương pháp cho học sinh tiếp cận trong đó có thẻ chữ. Học sinh có thể lấy thẻ chữ vừa chơi vừa ghép vần, dùng chung cho tất cả các loại sách. Với chương trình hiện hành, thiết bị căn cứ trên SGK vì SGK chỉ có 1 bộ, còn chương trình mới, nhiều SGK nên thiết bị phải theo chương trình môn học, không phải làm  theo SGK.

Đề cập đến việc lãng phí, không sử dụng hết công năng của các thiết bị giáo dục đối với chương trình hiện hành, ông Phạm Hùng Anh thừa nhận, trước đây Bộ chỉ quy định mục đích sử dụng của sản phẩm thiết bị không quy định chất lượng nên với những thẻ số, thẻ chữ ở tiểu học nhiều công ty in lên bìa, học sinh học một hai buổi là hỏng.

Trong khi đó, kinh phí do  nhà nước chi, năm nào cũng phải bỏ tiền ra mua nên có hiện tượng lãng phí. Lần này, Bộ  yêu cầu cụ thể vật liệu bằng gỗ hoặc nhựa an toàn cho học sinh và thời gian sử dụng lâu hơn.

Về quy trình sử dụng thiết bị, ông Phạm Hùng Anh cho hay, chương trình hiện hành, thiết bị thiết kế theo SGK, SGK lại thiết kế theo từng tiết học. Tuy nhiên trong 45 phút/tiết học, giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa sử dụng thiết bị thì không bao giờ đủ thời gian. Vì vậy, đưa thiết bị vào sử dụng rất hạn chế. Chương trình mới được thiết kế bằng tổng số tiết cho mỗi môn học, không quy định mỗi tiết phải dạy nội dung gì mà thiết kế theo chủ đề dạy học.

Vì dựa vào chủ đề để viết SGK nên mỗi tác giả có thể đưa ra số tiết dạy khác nhau. Với những môn có thiết bị kết thúc một chủ đề sẽ có một bài tổng hợp sử dụng thiết bị thực hành nên thiết bị này không sử dụng trong tiết học lý thuyết nữa.

Khi thực hành phải có phòng học bộ môn, như vậy giáo viên mới có đủ thời gian để hướng dẫn học. Chương trình mới, Bộ vẫn khuyến khích giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học, nhất là giáo viên mầm non, lớp 1, lớp 2. Do vậy ông Hùng Anh cho rằng, các Sở GD&ĐT sẽ không mua đủ 100% số lượng thiết bị tối thiểu theo yêu cầu.

Dự án thiết bị dạy học số Mathenlisa

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội

Hotline : 0948986486

YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=bpsGot0clOA


Bình luận