Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Thiết kế đồ dùng dạy học kỹ thuật số cho môn Địa lý

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 373 lượt xem

Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đất nước muốn phát triển cần có một lực lượng lao động có trí thức, năng lực lao động tốt. Để đáp ứng được với sự thay đổi của đất nước, giáo dục cũng cần phải có sự đổi mới.

Với khuôn khổ thời gian một tiết học từ 35-40 phút, người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để vừa đạt được mục tiêu bài học lại phải giúp học sinh tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động, say mê, ham thích tìm hiểu kiến thứ

  1. Tích hợp bản đồ tương tác với thiết bị đa phương tiện

Một cách dễ dàng để cung cấp một lượng lớn thông tin về một vị trí cho trước là kết hợp âm thanh và video vào một điểm mốc. Thiết bị đa phương tiện gắn kết cao với các học sinh, và có thể đưa ra nhiều thông tin về bối cảnh hơn là chỉ một cái tên hay một dấu chấm trên bản đồ. Khả năng tiếp cận các tài liệu cá nhân ở thời gian bất kỳ khiến việc học tập thông qua thiết bị di động thích hợp cho cả trên lớp lẫn ôn tập tại nhà.

  1. Chia lớp học thành các nhóm nhỏ và để chúng tranh tài về các điểm quanh một thành phố hay một khu vực tự nhiên

Khám phá địa lý, tất nhiên, được thực hiện tốt nhất ở ngoài trời. Mặc dù các thiết bị đa phương tiện có thể cung cấp một nền tảng thông tin sâu, nhưng nó không hoàn toàn so sánh được với những trải nghiệm tại thực địa mà không có một màn hình. Việc có một thiết bị di động trong khi quan sát, tuy nhiên, có thể tăng cường trải nghiệm học tập bằng nhiều cách. Học sinh có thể sẽ được giao nhiệm vụ tự mình khám phá các điểm mốc, hoàn thành thử thách và giành điểm số. Một chiếc điện thoại thông minh có thể cho các thông tin chi tiết và điểm thưởng cho học sinh chỉ được tính khi chúng tới gần được điểm mục tiêu. Theo đuổi và khám phá  một mục tiêu là một công cụ tuyệt vời để tạo động lực và phát triển sự hứng thú trong học tập cho học sinh.

  1. Cho phép học sinh chỉ ra những địa điểm nào chúng thấy hấp dẫn và đóng góp vào một danh sách các địa điểm quan trọng bằng cách ghi dấu các vị trí, ghi chú và ảnh của học sinh trên bản đồ

Sự tham gia chủ động trong quá trình học tập đã được chứng minh là sẽ gia tăng kết quả học tập, và ngày nay học sinh có thể tham gia vào quá trình tạo ra các học liệu, cho cả riêng bản thân chúng lẫn các bạn khác. Bằng việc này, cùng với các yếu tố nhấn mạnh sự tương tác và cạnh tranh trong lớp sẽ đảm bảo thu hút và duy trì sự chú ý của học sinh vào bài học.

  1. Cung cấp các hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một địa điểm qua việc sử dụng công nghệ thực tế

Tăng cường sử dụng công nghệ thực tế có thể cung cấp một loạt các khả năng đáng kinh ngạc để làm phong phú thêm thông tin về một vị trí, ví dụ, một cái nhìn về cùng một địa điểm từ 20 hay 200 năm trước. Nó cũng có thể cung cấp thông tin về không gian ba chiều, tạo nên một trải nghiệm độc đáo mà chỉ có thể có được nhờ một thiết bị di động.

  1. Thể hiện các giai đoạn phát triển của một thành phố bằng cách sử dụng các bản đồ lịch sử

Điện thoại thông minh và dịch vụ “google map” có thể được sử dụng, theo một cách nào đó, để du hành ngược thời gian. Thay vì có một bản đồ hiện đại, cập nhật, vị trí của một học sinh có thể được hiển thị trên một bản đồ của lịch sử. Các bản đồ lịch sử, là một cách tuyệt vời để dạy về lịch sử của một địa danh và tiến trình phát triển của nó.

Dự án thiết bị dạy học số Mathenlisa

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội

Hotline : 0948986486

YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=bpsGot0clOA


Bình luận