Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Thiết kế đồ dùng dạy học kỹ thuật số cho môn Hoạt động trải nghiệm

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 993 lượt xem

Phương pháp giảng dạy đổi mới  chuyển từ chương trình giáo dục tập trung vào nội dung sang chương trình giáo dục tập trung vào kỹ năng cho người  học. Để đảm bảo  điều này, chúng ta cần chuyển từ  dạy học “một chiều” sang dạy cách học,  vận dụng kiến ​​thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Tăng cường  học tập nhóm và cập nhật mối quan hệ giáo viên-học sinh để hợp tác là điều quan trọng để phát triển các kỹ năng  xã hội. Ngoài việc học các kiến ​​thức và kỹ năng riêng lẻ của một chuyên ngành, cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn để phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp.

 

Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học nhằm hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.

Cụ thể, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

Theo Tâm lý học hoạt động, con người học trong hoạt động và bằng hoạt động. Hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn theo cách đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành và phát triển năng lực người học. Hoạt động học là một quá trình, có cấu trúc tâm lý, bao gồm các thành tố cơ bản: Động cơ học, mục đích học, phương tiện học, hành động học, thao tác học, kết quả học tập, điều chỉnh,..

Tổ chức hoạt động TN cho học sinh theo quan điểm hoạt động học tập chính là tổ chức nó dưới dạng một hoạt động học tập, do đó nó phải có đầy đủ các thành tố của một hoạt động tâm lí, diễn ra trong đời sống thực của HS. HS thông qua việc thực hiện các hoạt động học dưới sự tổ chức, điều khiển (hoặc tự điều khiển) của GV mà tự khám phá, kiến tạo tri thức, hình thành và phát triển thái độ, năng lực một cách chủ động, sáng tạo.

– Động cơ của hoạt động TN: Theo thuyết tâm lý hoạt động, những đối tượng nào được phản ánh vào đầu óc con người mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động. Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập.

Do đó, động cơ của hoạt động TN được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và năng lực… mà giáo dục đem lại. Hoạt động TN của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu.

– Mục đích của hoạt động TN về cơ bản là: Kiến thức, kỹ năng cần chiếm lĩnh, thái độ cần hình thành và năng lực cần có để phục vụ cuộc sống.

– Phương tiện của hoạt động TN: Là các thao tác học (Thao tác vật chất: Đo, ghi chép, vẽ, nghe, nhìn…, Thao tác tinh thần: Phân tích, tổng hợp, tưởng tượng, tương tự hóa ,khái quát hóa, cụ thể hóa, … ).

– Hoạt động TN chỉ có thể diễn ra trong một điều kiện: Không gian, thời gian, cơ sở vật chất (Tài liệu, phương tiện, mô hình, thiết bị đo đạc, tính toán; Phương tiện nghe nhìn..), môi trường tự nhiên và môi trường tâm lý nhất định.

Tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu, nội dung dạy học trải nghiệm đã được quy định trong chương trình tiểu học, để xác định kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực nào cần hình thành cho học sinh. (VD : năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất..).

Bước này có mục đích là để giáo viên có ý tưởng thiết kế và đặt tên hoặc chủ đề hoạt động trải nghiệm nào đó tương ứng với nội dung dạy học.

Ví dụ : Ở môn Toán lớp 4 : (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

« – Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn: – Thực hành các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng như: tính toán và ước lượng chu vi, diện tích, góc của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã học; tính toán và ước lượng về khối lượng, dung tích,…; xác định năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời (diễn ra) của một số phát minh khoa học, sự kiện văn hoá – xã hội, lịch sử,…

Nội dung Yêu cầu cần đạt – Thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thông qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội hoặc có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biển đảo, biên giới, giáo dục STEM,…). – Thực hành mua bán, trao đổi tiền tệ.

– Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học toán hoặc các hoạt động “Học vui – Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc,…) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn.

– Hoạt động 3 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với học sinh có năng khiếu toán trong trường và trường bạn ».

+ Xác định rõ mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực cho HS trong mỗi bài học, tiết học.

+ Xác định rõ mục tiêu nào là trọng tâm trong số các mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực (theo yêu cầu cần đạt trong chương trình).

+ Xác định rõ tình huống hoạt động trải nghiệm

Cần xác định rõ tình huống hoạt động thuộc loại nào, (VD: loại trải nghiệm sau khi hình thành quy tắc tính toán hay thực hành luyện tập…) để từ đó phân loại các dạng hoạt động thuộc loại khám phá hay hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất, năng lực gì cho HS.

Ví dụ: Sau khi học xong công thức tính diện tích hình chữ nhật, giáo viên cần cho HS hoạt động trải nghiệm khái niệm diện tích của mặt bàn học là thế nào.

Để từ đó thiết kế trò chơi : « Ai nhanh, ai giỏi » có nội dung xếp kẹo vào mâm có mặt hình tròn và hình chữ nhật.

Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
          Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, ... 
          Tóm lại, QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể. Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.
* Một số lưu ý:
          - Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận). 
          - Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõ ràng. Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, có trường hợp lại được coi là một KTDH.
          - Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từng môn học hoặc nhóm môn học.
          - Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. Ví dụ: Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công não,... 
Dưới đây chúng tôi xin trình bày một số PPDH và KTDH có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thể sử dụng để giáo dục KNS cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học và tổ chức các HĐGD NGLL.
Dự án thiết bị dạy học số Mathenlisa
Địa chỉ: Số 15 Ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội
Hotline : 0948986486
YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=bpsGot0clOA


Bình luận