Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Thiết kế đồ dùng dạy học kỹ thuật số cho môn sử

Posted on Tin tức, Công nghệ dạy học 592 lượt xem

Câu hỏi thảo luận nhóm của môn lịch sử không nên yêu cầu trình bày sự kiện diễn ra như thế nào mà nên đặt câu hỏi tại sao? Nguyên nhân? Tác dụng của sự kiện? Em hãy nhận định, đánh giá vấn đề lịch sử,… Đối với phương pháp đóng vai là phương pháp trong môn Lịch sử nên thực hiện nhiều hơn nhằm tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, tuy vất vả, mất thời gian nhưng việc tiếp thu hiệu quả cao, học sinh thích thú.

Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai công tác đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đưa những thành tựu mới nhất về khoa học giáo dục vào trong các nhà trường nhằm“phát triển toàn diện học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và óc sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Do đó trên cơ sở những tinh hoa của phương pháp dạy học truyền thống, giáo dục phải tích cực, chủ động đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng.

Quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một tổ hợp rất phức tạp và năng động. Những hoạt động của thầy và trò nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn, trên cơ sở đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, phát huy tư duy khoa học cho các em. Việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện và phương pháp dạy học không những giúp cho bài giảng của thầy thêm sinh động, hấp dẫn, tránh đơn điệu khô khan mà còn giúp cho học sinh hứng thú hơn với giờ học, tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu.

Thực tế hiện nay trong các  nhà trường phổ thông, học sinh không thích học mà xem nhẹ môn Lịch sử. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do nội dung và phương pháp dạy học của thầy còn nặng nề, cứng nhắc, nhàm chán ít tư liệu minh họa. Chính vì vậy mà học sinh tiếp thu bài một cách hời hợt, học trước quên sau, học rồi mà vẫn không hiểu.

Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy bài học nào thầy tổ chức tốt hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan thì giờ học đó học sinh hứng thú theo dõi bài giảng và nắm được nội dung bài giảng dễ dàng, giáo viên có điều kiện khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm sâu sắc và niềm tin đạo đức cho học sinh, góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh.

Nối danh nhân và danh ngôn. Hãy chọn một số nhân vật lịch sử tiêu biểu mà học sinh đã học, và một số câu danh ngôn tiêu biểu. Học sinh sẽ làm nhiệm vụ nối giữa câu danh ngôn với danh nhân và giải thích. (lưu ý, học sinh phải giải thích dựa trên các kiến thức đã học liên quan đến nhân vật. Giáo viên có thể lựa chọn những câu danh ngôn ít phổ biến để tăng tính thử thách cho học sinh).

Từ điển thuật ngữ. Yêu cầu mỗi học sinh có một cuốn sổ trắng nhỏ để làm từ điển thuật ngữ cá nhân. Mỗi khi có một khái niệm hoặc thuật ngữ mới, học sinh sẽ viết lại thuật ngữ và cách giải thích thuật ngữ vào cuốn sổ.

Timeline Lịch sử: Giáo viên viết các sự kiện lên các tấm thẻ. Phát các tấm thẻ cho mỗi học sinh. Yêu cầu học sinh di chuyển sắp xếp theo trật tự thời gian và giải thích. Để hoạt động tăng phần thú vị, giáo viên có thể chia lớp học thành hai hoặc 3 đội để thi đua với nhau.

Quay lưng giải thích từ khóa: Hai học sinh sẽ ngồi quay lưng lại với nhau, một người sẽ biết được nội dung của từ khóa. Nhiệm vụ của học sinh này là phải giải thích để bạn mình đoán được từ khóa đó là gì. (Lời giải thích không được chứa nội dung từ khóa và không được sử dụng tiếng lóng hoặc ngoại ngữ)

Trò chơi tennis: Giáo viên chia lớp thành hai đội và cử một người làm trọng tài giống như trong trò chơi tennis. Giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề, đội 1 đưa ra từ khóa liên quan đến chủ đề đó. Đến lượt đội 2 phải đưa ra được một từ khóa khác cũng liên quan đến chủ đề. Nếu không đưa ra được, có nghĩa là mất lượt, điểm lại cộng cho đội 1. Cứ như vậy, với các chủ đề khác nhau, học sinh sẽ lần lượt ôn tập lại nội dung của bài hôm trước. (nhiệm vụ của trọng tài là ghi và thông báo điểm của các đội.

Chữ cái đại diện. Giáo viên viết các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt từ A – Y lên các tấm thẻ và đặt trong chiếc hộp. Học sinh sẽ bốc ngẫu nhiên một chữ cái và phải tìm từ khóa có liên quan đến chủ đề bắt đầu bằng chữ cái đó. Ví dụ: chủ đề là Hồ Chí Minh, học sinh bốc được chữ cái R => học sinh phải nói được từ khóa “Ra đi tìm đường cứu nước”.

Ném bóng trả lời câu hỏi. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học trước hoặc bài học mới. Giáo viên dùng quả bóng mềm ném đến học sinh nào, học sinh đó phải đưa ra câu trả lời, sau khi học sinh trả lời, sẽ ném quả bóng đến một học sinh khác, học sinh đó lại trả lời câu hỏi tiếp theo của giáo viên. Cứ như vậy, trò chơi tiếp diễn cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại của giáo viên.

Dự án thiết bị dạy học số Mathenlisa

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội

Hotline : 0948986486

YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=bpsGot0clOA


Bình luận